VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀO NỀN KINH TẾ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
KINH TẾ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Khi xem xét vai trò của kinh tế tư nhân trong nền công nghiệp. Kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng để khuyến khích chuyển đổi cấu trúc nền kinh tế như là một phần của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nó giúp xác định và sắp xếp trật tự của lĩnh vực cộng nghiệp so với lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2000, giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực kinh tế
tư nhân là 9.037,1 tỷ VND chiếm hơn 38,73% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng. Năm 2004, con số này tăng lên 20.622,4 tỷ tương đương hơn một nửa giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng đồng bằng. Xét về khu vực kinh tế tư nhân, trong năm 2002, khu vực kinh tế tư nhân đã vượt qua khu vực kinh tế nhà nước trong tỷ trọng sản lượng công nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực này trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn vùng tăng từ 38,73% (năm 2000) lên đến 46,30% (năm 2004). Sự đóng góp này đến từ tất cả các thành phần của kinh tế tư nhân, nhưng những doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng quyết định trong khu vực kinh tế này.
Bảng 4: TỶ TRỌNG SẢN LƯỢNG CÔNG NGHỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐVT: %
Khu vực 2000 2001 2002 2003 2004
Toàn vùng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Khu vực kinh tế địa phương 85,71 84,16 84,25 84,36 85,84
DN nhà nước 46,98 44,88 43,64 41,20 39,54
DN ngoài nhà nước 38,73 39,28 40,61 43,16 46,30
Khu vực FDI 14,28 15,84 15,75 15,64 14,16
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2005)
Tốc độ phát triển nhanh của khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phần vào sự tăng trưởng của vùng. Bảng 2 thể hiện tốc độ phát triển trung bình trong giai đoạn 2000 – 2004 của ngành công nghiệp là 16,5%. Tốc độ tăng trưởng này gấp đôi tốc độ phát triển trung trình của giai đoạn 1996 – 1999. Xu hướng này ngụ ý rằng tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này là kết quả của hàng loạt doanh nghiệp mới được thành lập và /hoặc những doanh nghiệp đang tồn tại mở rộng hoạt động của họ sau khi Luật Doanh nghiệp đi vào cuộc sống (tham khảo phụ lục 1)