CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc (Trang 35 - 39)

VÀ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.5CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luật Doanh nghiệp năm 2000 ra đời đánh dấu bước phát triển mới của doanh nghiệp tư nhân về số lượng và qui mô. Theo đó giai đoạn 1992 – 1999, tại Cần Thơ chỉ có 996 doanh nghiệp với hơn 416 tỉ đồng vốn đăng ký. Số lượng doanh nghiệp có ở giai đoạn 2000 – 2004 đã tăng lên hơn hai lần về số lượng và gần 8 lần vốn đăng ký kinh doanh. Nhìn vào số lượng và số vốn đăng ký kinh doanh, ta thấy được rằng những doanh nghiệp có sau Luật

Doanh nghiệp lớn hơn so với trước khi có luật này. Đặc biệt là số vốn trung bình của Doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn 2000 – 2004 là 1.530 triệu đồng so với 418 triệu đồng so với thời kỳ trước. Tóm lại, Luật Doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Cần Thơ. Sự ảnh hưởng đó đã làm cho doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng lẫn về lượng lẫn về chất.

Chính sách tài chính tín dụng. Việc cải cách chính sách tài chính tín dụng có mục đích tạo điều kiện tín dụng thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận vay vốn ngân hàng dễ dàng hơn với thời hạn và lãi suất hợp lý. Đặc biệt là Nghị định 90/CP-2001, Mục 7 ban hành quỹ hỗ trợ tín dụng cho những doanh nghiệp không đáp ứng đủ các yêu cầu về đảm bảo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Sau khi Nghị định 90/CP-2001 được ban hành đã dường như đã cân bằng trong việc tiếp cận tín dụng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước. Các ngân hàng thương mại trong đó có các ngân hàng thương mại Nhà nước đã cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như tư vấn cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc vay nợ. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát thì có khoảng 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đồng bằng Sông Cửu Long chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính như vậy. Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh thành có mật độ ngân hàng lớn nhất cả nước. Trước và sau 1 năm Nghị định 90/CP-2001 có hiệu lực thì tỉ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tư nhân khá thấp chỉ chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ ngắn hạn. Sau đó tỉ trọng này có sự gia tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp so với các thành phần kinh tế Nhà nước và cá thể. Theo các ngân hàng thương mại nhà nước thì nguyên nhân là từ phía các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân chưa có sự đảm bảo chắc chắn về hoạt động lẫn sự minh bạch về kế toán và tài chính. Thêm vào đó, có không ít các người quản lí doanh nghiệp tư nhân yếu kém về kỹ năng quản trị dẫn đến chưa biết hoạch định hoặc có những sai lầm về đường lối kinh doanh. Những nguyên nhân đó đã làm cho các ngân hàng cân nhắc trong việc cho vay, đặc biệt là cho vay không có thế chấp.

Bảng 11: TỈ TRỌNG DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Khu vực Nhà nước 57,5 66,1 56,1 51,3 41,8 38,8 2. Khu vực tập thể 13,0 3,9 6,9 8,7 11,2 11,1 3. Khu vực cá thể 19,1 21,4 23,7 26,1 28,7 31,1

4. Khu vực Tư nhân 7,2 4,8 9,7 12,5 16,7 17,1

5. Khu vực FDI 3,2 3,8 3,6 1,5 1,6 1,9

(Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ, năm 2005)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực. Địa phương đã có nhiều sự giúp đỡ trong việc tạo ra nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân ví dụ như cung cấp các khóa huấn luyện về kĩ năng quản lý và trình độ kỹ thuật chuyên môn cho các nhà quản trị. Bên cạnh đó, địa phương còn hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể có kinh phí để lao động của những doanh nghiệp này tham gia các lớp huấn luyện về kỹ năng lao động.

Hiện nay, tại Thành phố Cần Thơ có hệ thống các trường đại học cao đẳng, các trường trung cấp nghề và các trường dạy nghề ở các quận huyện. Hệ thống này có vai trò đào tạo lao động không những cho Thành phố mà hỗ trợ đào tạo cho các tỉnh lân cận. Đặc biệt, Thành phố có 01 Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích mang lại các khóa huấn luyện và các hoạt động khác nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhân lực và trình độ năng lực của các nhân viên ở những trung tâm này nên khả năng cung cấp cập nhật các khóa huấn luyện cũng như cung cấp dịch vụ cố vấn cho các doanh nghiệp chưa thật hiệu quả. Bên cạnh đó, đa số doanh nghiệp tư nhân tại đây chưa nhận thức đầy đủ vai trò của những trung tâm này mang lại, đặc biệt là trong việc kết nối những doanh nghiệp với Chính phủ. Chính sự hạn chế về hoạt động của các trung tâm hỗ trợ và sự hạn chế trong hợp tác giữa các trung tâm và doanh nghiệp đã dẫn tới vấn đề là hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không những thiếu thông tin về thị trường trong và ngoài nước mà còn thiếu thông tin từ phía Chính phủ đặc biệt là những sự điều chỉnh về chính sách.

Trình độ về quản lý và chuyên môn của các chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là một nguyên nhân kiềm nén sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Theo Cục thống kê Thành phố Cần Thơ năm 2005, có khoảng 57% nhà quản lý các doanh nghiệp tư nhân là có bằng cấp cao đẳng đại học - chiếm hầu hết ở các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, số còn lại đa số tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc tương đương - số lượng này thường là các chủ doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng kiến thức về quản trị là rất cần thiết cho công việc kinh doanh, tuy nhiên tỉ lệ doanh nghiệp tham gia các khóa huấn luyện không nhiều

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng của khu vực doanh nghiệp tư nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tín dụng ngân hàng của những doanh nghiệp này tại Thành phố Cần Thơ.doc (Trang 35 - 39)