Tình hình dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân.doc (Trang 46 - 52)

1. Nông nghiệp 94.611 110

3.5.3.2.Tình hình dư nợ theo thời hạn

Tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn tại chi nhánh. Nhìn vào hình vẽ ta thấy cơ cấu dư nợ ngắn hạn, trung hạn có nhiều thay đổi. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng nhưng tỷ trọng dư nợ trung hạn lại giảm liên tục. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 67,25% và năm 2005 đạt 69,09%. Tỷ trọng này tiếp tục tăng vào năm 2006 đạt 70,24%. Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng. Trong thời gian qua ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn bởi vì đặc thù nền kinh tế huyện là nông nghiệp, các khoản vay thực hiện theo mùa vụ. Hơn nữa cho vay ngắn hạn sẽ có rủi ro thấp, vòng quay vốn tín dụng nhỏ, đồng vốn luân chuyển nhanh, không gây khó khăn cho ngân hàng về việc vốn bị ứ đọng. Riêng tỷ trọng dư nợ trung hạn lại giảm qua ba năm. Năm 2004 tỷ trọng này là 37,25% nhưng năm 2005 chỉ còn 30,91% và tiếp tục giảm còn 29,76% vào năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do dư nợ trung hạn tăng chậm hơn so với dư nợ ngắn hạn. Để có thể thấy rõ hơn vấn đề này ta phân tích sự biến động dư nợ ngắn hạn, trung hạn trong thời gian qua.

Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN (2004 – 2006)

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động Phòng Tín Dụng)

Qua số liệu ta thấy mặc dù tỷ trọng dư nợ trung hạn giảm nhưng dư nợ trung hạn lại tăng liên tục qua ba năm. Trong năm 2004 tổng dư nợ trung hạn là 64.377 triệu đồng, năm 2005 dư nợ tăng 8,54% với số tiền 5.495 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, năm 2006 với tốc độ tăng 19,36% dư nợ trung hạn đã tăng 13.530 triệu đồng so với năm 2005. Thế nhưng sự tăng trưởng dư nợ trung hạn không phải là tốt bởi vì trong ba năm qua doanh số thu nợ trung hạn giảm liên tục làm cho dư nợ trung hạn tăng. Đây là vấn đề hạn chế của ngân hàng. Doanh số cho vay trung hạn còn thấp nhưng việc thu nợ chưa tốt đã làm giảm hiệu quả cho vay trung hạn. Bên cạnh đó dư nợ ngắn hạn trong thời gian qua cũng tăng liên tục. Năm 2004 dư nợ

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 SO SÁNH 05/04

SO SÁNH 06/05 06/05 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Dư nợ ngắn hạn 132.195 156.197 196.882 24.002 18,16 40.685 26,05 Dư nợ trung hạn 64.377 69.872 83.402 5.495 8,54 13.530 19,36

ngắn hạn là 132.195 triệu đồng đến năm 2005 với tốc độ tăng 18,16% dư nợ đã tăng thêm 24.002 triệu đồng. Và trong năm 2006 dư nợ đã tăng thêm 40.685 triệu đồng với tốc độ tăng 26,05% so với năm 2005. Dư nợ ngắn hạn liên tục tăng là một dấu hiệu tốt chứng tỏ khả năng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Hơn thế nữa, trong ba năm qua doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng phát triển tốt đẹp đã góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn. Tín dụng ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, nhanh chóng thu hồi vốn và ít rủi ro hơn tín dụng trung hạn, phù hợp với nhu cầu của người dân địa phương nên ngân hàng không ngừng nâng cao dư nợ ngắn hạn. Ngân hàng đã bám sát chủ trương chỉ đạo của địa phương để chuyển đổi danh mục đầu tư hướng vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, ngân hàng đã nắm bắt kịp thời lãi suất trên địa bàn, phân tích tình hình thực tế tại địa phương để điều hành công tác tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh việc muốn thu lợi nhuận ngân hàng vẫn rất cố gắng trong việc thu hồi nợ để tăng trưởng dư nợ được an toàn và bền vững.

Tóm lại, trong thời gian tới ngân hàng cần thúc đẩy hơn nữa hoạt động cho vay trung hạn nhằm mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho ngân hàng. Song song đó ngân hàng cần giữ vững và ngày càng phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn để hiệu quả tín dụng được nâng cao.

3.5.4.Phân tích tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn - nợ xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ ngân hàng thương mại nào. Cho vay phải thẩm định khách hàng là điều khó, song việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho tình hình nợ quá hạn luôn tồn tại trong hoạt động của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là chưa tốt. Vì thế phân tích nợ quá hạn giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để có biện pháp thay đổi trong tương lai đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng.

Dựa vào hình vẽ 12 ta thấy tại NHNo & PTNT huyện Phú Tân có cơ cấu nợ quá hạn không ổn định qua các năm. Năm 2004 nợ quá hạn tập trung chủ yếu là ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tỷ lệ 32,98% trên tổng nợ quá hạn. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp và ngành thương mại – dịch vụ có tỷ lệ nợ quá hạn khá cao trên 28%. Điều này cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng chưa đạt hiệu quả vì tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.

Sang năm 2005 thì tỷ lệ nợ quá hạn tập trung ở ngành thương mại - dịch vụ với tỷ lệ 37,13% trên tổng nợ quá hạn nhưng thay vào đó nợ quá hạn ngành nông nghiệp giảm mạnh chiếm tỷ lệ 15,62%. Nợ quá hạn ở ngành CN – TTCN tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao chiếm tỷ lệ 26,94%. Thế nhưng nợ quá hạn ở ngành khác lại tăng đột ngột chiếm 20,31% thay vì chỉ có 9,74% vào năm 2004. Năm 2006 nợ quá hạn vẫn biến chuyển theo chiều hướng xấu. Hầu như nợ quá hạn các ngành đều chiếm tỷ lệ khá cao. Hai ngành nông nghiệp và CN – TTCN tỷ lệ nợ quá hạn tăng so với năm 2005 trong khi đó nợ quá hạn của ngành thương mại – dịch vụ và ngành khác chỉ giảm nhẹ. Điều này cho thấy trong thời gian tới ngân hàng cần tập trung thu hồi nợ quá hạn để giảm thiểu tỷ lệ nợ quá hạn. Trong hoạt động tín dụng nợ quá hạn là điều không thể tránh tuy nhiên làm thế nào để nợ quá hạn có cơ cấu hợp lí và khả năng thu hồi nợ quá hạn của chi nhánh phải phát huy tối đa sao cho thu về nợ quá hạn càng nhiều càng tốt. Nên tăng cho vay các ngành có số dư nợ quá hạn thấp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, giảm rủi ro khi cho vay quá nhiều ở ngành thương mại – dịch vụ và ngành công nghiệp.

* Sự biến động nợ quá hạn theo ngành kinh tế (2004 – 2006)

Bảng 11:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ (2004 – 2006)

Đơn vị: Triệu đồng Hình 12: Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành kinh tế (2004 – 2006)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Phòng Tín Dụng)

Căn cứ vào bảng số liệu 11 ta thấy tại ngân hàng qua ba năm có số dư nợ quá hạn tăng trong năm 2005 và giảm trong năm 2006. Như vậy năm 2005 ngân hàng sử dựng vốn kém hiệu quả, các khoản nợ tồn động nhiều, nhưng sang năm 2006 thì ngân hàng đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản nợ quá hạn làm cho nợ quá hạn giảm.

So sánh năm 2005 với năm 2004 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngành nông nghiệp giảm 14,34%với số tiền 78 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt lại không có nợ quá hạn vào năm 2005. Đây là thành công bước đầu của ngân hàng. Như vậy mặc dù nợ quá hạn ngành vẫn còn cao nhưng ngân hàng đã rất cố gắng để giảm nợ quá hạn của ngành. Bên cạnh đó, ngành CN – TTCN có nợ quá hạn tăng với tốc độ 27,62% mặc dù doanh số cho vay của ngành trong năm 2005 giảm. Điều đó chứng tỏ việc xử lý nợ quá hạn ở ngành chưa tốt, vẫn còn nợ tồn đọng khiến cho nợ quá hạn tăng nhanh. Thế nhưng điều đáng chú ý hơn hết là nợ quá hạn của ngành thương mại – dịch vụ và ngành khác tăng rất mạnh. Nợ quá hạn ngành thương mại dịch vụ tăng 101,45% và ngành khác tăng 225,81% so với năm 2004. Tuy doanh số cho vay của hai ngành này trong năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại tăng với tốc độ nhanh hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngành thương mại – dịch vụ rất cao trong năm 2005. Việc nợ quá hạn tăng nhanh như thế chứng tỏ ngân hàng còn rất bỡ ngỡ trong việc thu hồi nợ ở hai ngành này và chứa nhiều rủi ro. Đây là những ngành mới nên hoạt động chưa thật sự ổn định và hiệu quả nên nợ quá hạn của ngành tăng rất cao.

Khắc phục những hạn chế đó năm 2006 nợ quá hạn ở các ngành đều giảm. Đây là năm khá thành công của ngân hàng. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp trong thu hồi nợ quá hạn của ngành công nghiệp làm cho nợ quá hạn ngành công nghiệp

CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 SO SÁNH 05/04 SO SÁNH 06/05

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

1. Nông nghiệp 544 466 305 (78) (14,34) (161) (34,55) Trồng trọt 19 - - (19) (100,00) - - Chăn nuôi 525 466 305 (59) (11,24) (161) (34,55) 2. Công nghiệp - Tiểu

thủ công nghiệp 630 804 338 174 27,62 (466) (57,96) 3. Thương mại, dịch vụ 550 1.108 549 558 101,45 (559) (50,45) 4. Ngành khác 186 606 288 420 225,81 (318) (52,48)

giảm 57,96% cho thấy trong tương lai hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng đã giảm rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn trong năm này được nâng lên. Hơn nữa ta thấy nợ quá hạn của ngành thương mại – dịch vụ và ngành khác giảm một cách rõ rệt. Ngân hàng muốn tăng đầu tư cho vay ngành thương mại – dịch vụ thì càng phải giảm nợ quá hạn của ngành này, có vậy thì việc mở rộng cho vay mới có hiệu quả. Thêm vào đó ngân hàng đã cố gắng duy trì và giảm thiểu nợ quá hạn ngành nông nghiệp đã dẫn đến tổng nợ quá hạn của ngân hàng giảm 50,40%. Hoạt động của ngân hàng trong năm 2006 đã có những điểm khởi sắc và đảm bảo hiệu quả. Hơn thế nữa ngân hàng đã cân đối được khả năng gánh chịu rủi ro một cách hợp lí nhất.

3.5.4.2.Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn

Dựa vào hình vẽ ta thấy tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn giảm nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn lại tăng mạnh qua ba năm. Năm 2004 nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao 80,37% trong khi đó nợ quá hạn trung hạn chỉ có 19,63%. Thế nhưng năm 2005 có sự chuyển biến rất lớn trong cơ cấu nợ quá hạn. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm chỉ còn chiếm tỷ trọng 45,38% thay vào đó là sự tăng vượt bậc của tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn. Nguyên nhân chính là do trong năm 2005 doanh số thu nợ trung hạn giảm, nhiều khoản nợ đến hạn chưa thu đã làm cho tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn tăng. Không chỉ thế, năm 2006 tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn tiếp tục tăng chiếm tỷ trọng 59,05%. Điều này chứng tỏ công tác thu nợ trung hạn của ngân hàng trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả cao. Thế nhưng tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn lại giảm còn 40,95% trong năm 2006. Việc giảm tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn chứng tỏ ngân hàng đã rất cố gắng trong việc thu hồi nợ ngắn, góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng biến chuyển theo chiều hướng tốt.

2004

80.37%19.63% 19.63%

Tình hình nợ quá hạn trung hạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho ngân hàng, vì thế ngân hàng cần chủ động hơn nữa trong công tác thu nợ để hoạt động tín dụng được an toàn và hiệu quả. Để có thể thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ngoài việc xem xét cơ cấu nợ quá hạn chúng ta cần phân tích tình hình biến động nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN (2004 – 2006)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 SO SÁNH 05/04 SO SÁNH 06/05

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Nợ quá hạn

ngắn hạn 1.535 1.354 606 (181) (11,79) (748) (55,24) Nợ quá hạn

trung hạn 375 1.630 874 1.255 334,67 (756) (46,38)

Tổng 1.910 2.984 1.480 1.074 56,23 (1.504) (50,40)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Phòng Tín Dụng)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn. So sánh năm 2005 với năm 2004 ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn giảm 11,79% với số tiền là 181 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2005 ngân hàng đã xúc tiến nhiều biện pháp thu hồi nợ, giảm thiểu nợ quá hạn. Như vây hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Thế nhưng nợ quá hạn trung hạn lại tăng rất mạnh với tỷ lệ 334,67%. Thực tế việc giảm nợ quá hạn luôn được ngân hàng quan tâm, với cơ cấu nợ quá hạn như trên thì ngân hàng nên đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ quá hạn trung hạn để tránh tập trung nợ quá hạn tín dụng trung hạn.

Đến năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn và trung hạn đều giảm. Nợ quá hạn ngắn hạn giảm 55,24% và nợ quá hạn trung hạn giảm 46,38% so với năm 2005. Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn đều tăng nhưng nợ quá hạn giảm chứng tỏ hoạt động tín dụng trong năm 2006 rất hiệu quả. Trong năm này tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tương đối thấp đạt 0,42%. Đây là thành công rất lớn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân.doc (Trang 46 - 52)