Về mạng lưới kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân.doc (Trang 58 - 61)

1. Nông nghiệp 94.611 110

3.6.4.Về mạng lưới kinh doanh

Trong quá trình phát triển, ngân hàng vẫn không ngừng mở rộng thị trường hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

− Mạng lưới hoạt động của ngân hàng rộng khắp huyện, với 17 xã và 2 thị trấn. Hiện nay ngân hàng có một chi nhánh cấp III và một phòng giao dịch. Việc thành lập chi nhánh cấp III và phòng giao dịch xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị phần, tăng trưởng tín dụng.

− Khách hàng: Bên cạnh khách hàng truyền thống ngân hàng đã tìm kiếm khách hàng mới chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đa dạng hóa sự đầu tư, hạn chế rủi ro.

− Công tác tín dụng:

+ Công tác tín dụng tuy còn hạn chế nhưng trong thời gian qua khả năng tăng trưởng tín dụng khá tốt, đảm bảo chỉ tiêu do NHNo tỉnh giao, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương góp phần tăng trưởng kinh tế huyện.

NHNo huyện Phú Tân những năm gần đây xem công tác huy động vốn là chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động của mình nên ngay từ đầu năm đã tập trung cho công tác huy động vốn. Phương châm của Ban Giám đốc NHNo tỉnh đã đề ra “Huy động vốn hay là chết” đây cũng là phương châm hoạt động của ngân hàng. Từng cán bộ công nhân viên đã nổ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ NHNo Phú Tân thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc NHNo tỉnh đã thành lập tổ huy động vốn, đề ra các chiến lược cho công tác huy động vốn. Chính điều đó đã góp phần cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng có nhiều buớc phát triển.

+ NHNo Tỉnh đã đưa ra các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng kịp thời đúng vào điểm thuận lợi và các chính sách về lãi suất khá linh hoạt thông qua các mặt tuyên truyền khá hấp dẫn và quà khuyến mãi cho khách hàng tạo sự chú ý cho nhiều khách hàng mà đặc biệt là khách hàng mới. Từ đó đã tạo điều kiện cho NHNo huyện Phú Tân thực hiện tốt chỉ tiêu huy động vốn.

+ Việc tăng trưởng dư nợ là trên cơ sở chất lượng tín dụng là chính và thực hiện theo đúng định hướng của Ban Giám đốc NHNo Tỉnh và chính sách phát triển kinh tế của địa phương. Đồng thời kiểm soát được những khoản nợ có vấn đề, để đề ra những biện pháp xử lý kịp thời, đặc biệt trong năm 2006 NHNo huyện Phú Tân chỉ đạo khá kiên quyết trong việc gia hạng nợ và điều chỉnh kỳ hạng nợ vì đây là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạng và tạo sự ỷ lại về phía khách hàng trong việc trả nợ khi đến hạn.

Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được vẫn tồn tại nhiều hạn chế. − Cho vay trung hạn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, chẳng hạn như:

+ Về chủ quan: ngân hàng chưa thật sự quan tâm nhiều đến cũng như chưa có chiến lược rõ ràng đối với lĩnh vực cho vay trung hạn, ngoài ra nguồn vốn ngân hàng dành cho vay trung hạn hằng năm còn ít, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn cho vay.

+ Về khách quan: địa phương còn ít có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế dài hạn phát triển nên hiện nay trên địa bàn huyện đa số là các thành phần kinh tế ngắn hạn hoạt động, do đó đã làm hạn chế hoạt động tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn nói chung và NHNo huyện Phú Tân nói riêng.

− Hiện nay ngân hàng chưa thật sự khai thác hết tiềm năng của huyện cụ thể là khả năng huy động vốn của ngân hàng còn thấp khi nguồn cung cấp vốn còn cao.

− Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là hộ sản xuất, trước sự biến động của dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu đã gặp không ít khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng đúng hạn. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

− Nguồn vốn huy động lãi suất rẻ chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động đã làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Do đó trong thời gian tới chi nhánh NHNo Phú Tân cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn để cạnh tranh và thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn trên địa bàn, chẳng hạn như:

+ Ưu đãi về lãi suất tiền gởi để cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận.

+ Có các chương trình khuyến khích khách hàng như: tiết kiệm dự thưởng,... + Dựa vào lợi thế địa bàn gần, quen thuộc, thủ tục nhanh gọn, phục vụ chu đáo, tận nơi,... để làm lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác hiện chưa đặt trụ sở giao dịch trên địa bàn.

− Tình hình thu hồi nợ từ xử lý quỹ dự phòng rủi ro còn thấp, do trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng chưa cao đối với từng món nợ này và tất cả các khoản nợ này đã chuyển qua các ngành pháp luật chờ xử lý nên thời gian thu hồi có chậm.

− Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm túc, còn mang tính rặp khuôn hình thức, nên dễ dẫn đến rủi ro, không phát hiện kịp thời vấn đề.

− Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần làm tăng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động này còn những hạn chế nhất định do

ngân hàng chưa tạo ra môi trường thuận lợi để khách hàng tiếp cận sản phẩm dịch vụ mới.

− Các tiện ích phục vụ khách hàng chưa phong phú. Thanh toán không dùng tiền mặt là đối tượng để tăng trưởng nguồn vốn có lãi suất rẻ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên ngân hàng chưa có những giải pháp thiết thực để thu hút được nguồn vốn này.

− Việc áp dụng khoa học công nghệ cao vào ngân hàng còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp, thiếu những nhân viên có kiến thức về lĩnh vực này.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Tân.doc (Trang 58 - 61)