Địa chỉ IPv4 và cách chia địa chỉ IP

Một phần của tài liệu Lý thuyết CCNA căn bản (Trang 26 - 48)

6.1. Cấu trúc địa chỉ IPv4

Thành phần và khuôn dạng của địa chỉ IP.

Địa chỉ IP đang được sử dụng hiện tại ( IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit tương đương 1 byte), cách đếm đều từ trái qua phải từ bit 1 cho đến bit 32. Các Octet cách biệt nhau bằng một dấu chấm (.).

- Địa chỉ biểu hiện ở dạng bit nhị phân: xyxyxyxy. xyxyxyxy. xyxyxyxy. xyxyxyxy

x, y = 0 hoặc 1.

- Địa chỉ biểu hiện ở dạng thập phân: xxx.xxx.xxx.xxx

Ví dụ: 146.123.110.224

- Dạng viết đầy đủ của địa chỉ IP là 3 con số trong từng Octet.

Địa chỉ IP thường thấy trên thực tế có thể là 53.143.10.2 nhưng dạng đầy đủ là: 053.143.010.002

Bao gồm có 3 thành phần chính.

- Bit nhận dạng lớp (Class bit), để phân biệt địa chỉ ở lớp nào.

- Địa chỉ của mạng ( Net ID).

- Địa chỉ của máy chủ ( Host ID).

6.2. Các lớp địa chỉ IP

Phân cấp địa chỉ IP

Một bộ định tuyến sử dụng địa chỉ IP để chuyển tiếp gói tin từ mạng nguồn

tới mạng đích. Gói tin phải chỉ ra cả địa chỉ mạng nguồn và mạng đích. Khi một gói được nhận tại bộ định tuyến, nó sẽ xác định địa chỉ mạng đích và xác định đường đi

của gói tin và chuyển tiếp gói tin qua cổng tương ứng. Mỗi địa chỉ Ip cũng gồm có 2

phần: nhận dạng địa chỉ mạng- chỉ ra mạng, và nhận dạng địa chỉ host - chỉ ra host.

Mỗi octet đều có thể chia thành những nhóm địa chỉ mạng khác nhau, quá trình chia

địa chỉ có thể được thực hiện theo mô hình phân cấp.

Các địa chỉ được thực hiện theo mô hình phân cấp bởi nó chứa nhiều mức

khác nhau. Một địa chỉ IP thực hiện 2 chỉ số về địa chỉ mạng và địa chỉ host trong

cùng một địa chỉ. Địa chỉ này phải là duy nhất, bởi khi thực hiện một địa chỉ trùng lặp sẽ dẫn đến những vấn đề về định tuyến. Phần đầu là địa chỉ mạng (hay địa chỉ

của hệ thống), phần thứ 2 là địa chỉ host trong mạng.

Địa chỉ IP được chia làm 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Chiều dài phần địa chỉ mạng và phần địa chỉ trạm của các lớp là khác nhau. Cấu trúc của các lớp được chỉ ra như sau.

Các bit đầu tiên của byte đầu tiên của địa chỉ IP được dùng để định danh lớp địa chỉ (0 - lớp A; 10 - lớp B; 110 - lớp C; 1110 - Lớp D và 1111 - lớp E).

Cách xác định lớp của một địa chỉ

Để nhận biết lớp địa chỉ IP, ta chỉ cần nhìn vào các bít đầu tiên của địa chỉ.

- Nếu bít đầu tiên là 0 thì đây là địa chỉ IP lớp A.

- Nếu bít đầu tiên là 1 và bít thứ hai là 0 thì đây là địa chỉ lớp B.

- Nếu hai bít đầu tiên là 1 và bít thứ ba là 0 thì đây là địa chỉ lớp C.

- Nếu ba bít đầu tiên là 1 và bít thứ tư là 0 thì đây là địa chỉ lớp D.

- Nếu bốn bít đầu tiên là 1 thì đây là địa chỉ lớp E.

Nếu địa chỉ được biểu diễn dưới dạng thập phân dấu chấm, bạn chỉ cần nhìn số đầu tiên để xác định lớp địa chỉ.

- Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 224 đến 239 thì đây là lớp D.

- Nếu số đầu nằm trong khoảng từ 240 đến 255 thì đây là lớp E.

6.3. Default Mask & Subnet Mask

Default Mask

Được định nghĩa trước cho từng lớp địa chỉ A,B,C. Thực chất là giá trị thập

phân cao nhất ( khi tất cả 8 bit đều bằng 1) trong các Octet dành cho địa chỉ mạng – Net ID.

Mục đích: Dùng để xác định xem địa chỉ IP của host thuộc subnet nào Mặt nạ mặc định của các lớp:

­ Lớp A: 255.0.0.0

­ Lớp B: 255.255.0.0

­ Lớp C: 255.255.255.0  Subnet Mask

Mặt nạ mạng con là kết hợp của Mặt nạ mặc định với giá trị thập phân cao

nhất của các bit lấy từ các Octet của địa chỉ máy chủ sang phần địa chỉ mạng để tạo địa chỉ mạng con.

Mặt nạ mạng con bao giờ cũng đi kèm với địa chỉ mạng tiêu chuẩn để cho người đọc biết địa chỉ mạng tiêu chuẩn này dùng cả cho 254 máy chủ hay chia ra

thành các mạng con. Mặt khác nó còn giúp bộ định tuyến trong việc định tuyến

cuộc gọi.

Nguyên tắc chung

- Lấy bớt một số bit của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.

- Lấy đi bao nhiêu bit phụ thuộc vào số mạng con cần thiết mà nhà khai thác mạng quyết định sẽ tao ra.

6.4. Địa chỉ đặc biệt

Một số địa chỉ trong khoảng địa chỉ lớp A, B và C được sử dụng cho các địa chỉ đặc

biệt

Trong các lớp A, B và C, một địa chỉ có phần địa chỉ trạm gồm toàn bít 0

không được dùng cho bất cứ trạm nào. Nó được sử dụng để định nghĩa địa chỉ

mạng. Nói cách khác, mạng được xem như một thực thể và có địa chỉ IP với phần địa chỉ trạm gồm toàn bít ‘0’. Chú ý rằng địa chỉ mạng khác với phần địa chỉ mạng.

Phần địa chỉ mạng chỉ là một phần của địa chỉ IP, còn địa chỉ mạng là một địa chỉ

có phần địa chỉ trạm gồm toàn bít ‘0’. Địa chỉ này không thể sử dụng để định nghĩa

một địa chỉ nguồn hoặc đích trong một gói IP.

Ví dụ về địa chỉ mạng:

­ Lớp A: 10.0.0.0

­ Lớp B: 128.1.0.0

­ Lớp C: 192.168.2.0

Địa chỉ quảng bá trực tiếp (Direct Broadcast)

Trong các địa chỉ lớp A, B và C, nếu phần địa chỉ trạm gồm toàn số ‘1’ thì địa chỉ này được gọi là địa chỉ quảng bá trực tiếp. Địa chỉ này được router sử dụng để gửi

một gói tới tất cả các trạm trong một mạng cụ thể. Tất cả các trạm sẽ chấp nhận gói

có loại địa chỉ này. Chú ý rằng địa chỉ này chỉ được sử dụng như địa chỉ đích trong

một gói IP.

Ví dụ về địa chỉ quảng bá trực tiếp:

­ Lớp A: 10.255.255.255

­ Lớp B: 128.5.255.255

­ Lớp C: 192.168.3.255

Địa chỉ quảng bá giới hạn (limited Broadcast)

Nếu một địa chỉ có phần địa chỉ mạng gồm toàn bít ‘1’ và địa chỉ trạm cũng

gồm toàn bít ‘1’ thì địa chỉ này được dùng để định nghĩa địa chỉ quảng bá trong

mạng hiện tại. Một trạm muốn gửi một thông báo tới tất cả các trạm khác trên mạng

có thể sử dụng địa chỉ này làm địa chỉ đích trong gói IP. Tuy nhiên router sẽ chặn các gói có địa chỉ loại này để hạn chế quảng bá trong mạng cục bộ. Chú ý rằng địa

chỉ này (255.255.255.255) thuộc về lớp E. Tất cả các thiết bị trong mạng này đều

nhận và xử lý gói tin.

Địa chỉ lặp vòng (loopback)

Địa chỉ IP với byte đầu tiên là 127 được sử dụng làm địa chỉ lặp vòng, địa chỉ được sử dụng để kiểm tra phần mềm TCP/IP trên một máy. Khi địa chỉ này được sử

dụng, gói sẽ không đi khỏi máy mà nó sẽ quay trở lại phần mềm giao thức. Địa chỉ

này có thể được sử dụng để kiểm tra phần mềm IP. Ví dụ, một ứng dụng, chẳng hạn

“Ping” có thể gửi một gói với địa chỉ đích là địa chỉ lặp vòng để kiểm tra xem phần

mềm IP có khả năng nhận và xứ lý gói hay không.

Một ví dụ khác là địa chỉ lặp vòng có thể sử dụng bởi một tiến trình khách (một ứng dụng đang chạy) để gửi một thông báo tới một tiến trình chủ trên cùng một máy. Chú ý rằng địa chỉ lặp vòng chỉ được sử dụng như địa chỉ đích trong một

Địa chỉ riêng

Trong một mạng biệt lập (không nối tới Internet), người quản trị có thể sử

dụng bất kỳ địa chỉ nào mình muốn. Tuy nhiên, để tránh sự nhầm lần giữa một địa

chỉ thực trên Internet và một địa chỉ dùng trong một mạng riêng, tổ chức cấp số Internet đã dành một số khối địa chỉ để sử dụng cho mạng riêng. Các khối địa chỉ này không được cấp cho các mạng tham gia vào Internet.

Các địa chỉ dùng cho mạng riêng như sau:

- Lớp A: 10.0.0.0 (1 mạng)

- Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.0.0 (16 mạng)

- Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.0 (256 mạng)

6.5. Địa chỉ mạng con của Internet (IP subnetting)

Như đã nêu trên địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên, một mạng khi gia

nhập Internet được Trung tâm thông tin mạng Internet ( NIC) phân cho một số địa

chỉ vừa đủ dùng với yêu cầu lúc đó, sau này nếu mạng phát triển thêm lại phải xin NIC thêm, đó là điều không thuận tiện cho các nhà khai thác mạng.

Hơn nữa các lớp địa chỉ của Internet không phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu

thực tế, địa chỉ lớp B chẳng hạn, mỗi một địa chỉ mạng có thể cấp cho 65534 máy

chủ, Thực tế có mạng nhỏ chỉ có vài chục máy chủ thì sẽ lãng phí rất nhiều địa chỉ

còn lại mà không ai dùng được . Để khắc phục vấn đề này và tận dụng tối đa địa chỉ được NIC phân, bắt đầu từ năm 1985 người ta nghĩ đến Địa chỉ mạng con.

Như vậy phân địa chỉ mạng con là mở rộng địa chỉ cho nhiều mạng trên cơ sở

một địa chỉ mạng mà NIC phân cho, phù hợp với số lượng thực tế máy chủ có trên từng mạng.

Phương pháp phân chia địa chỉ mạng con

Nguyên tắc chung:

- Lấy bớt một số bit của phần địa chỉ máy chủ để tạo địa chỉ mạng con.

- Lấy đi bao nhiêu bit phụ thuộc vào số mạng con cần thiết (Subnet mask) mà nhà khai thác mạng quyết định sẽ tạo ra.

Ví dụ:

Địa chỉ mạng con của địa chỉ lớp C

Class c:

Địa chỉ lớp C có 3 octet cho địa chỉ mạng và 1 octet cuối cho địa chỉ máy chủ

vì vậy chỉ có 8 bit lý thuyết để tạo mạng con, thực tế nếu dùng 1 bit để mở mạng

mạng và 1 bit cho địa chỉ máy chủ thì một mạng chỉ được một máy, như vậy không

logic, ít nhất phải dùng 2 bit để mở rộng địa chỉ và 2 bit cho địa chỉ máy chủ trên từng mạng. Do vậy trên thực tế chỉ dùng như bảng sau.

Default Mask của lớp C : 255.255.255.0

Địa chỉ

máy chủ <--->

255.255.255.1 1 0 0 0 0 0 0 ; 192 ( 2 bit đ/ chỉ mạng con 6 bit đ/chỉ máy chủ) 255.255.255.1 1 1 0 0 0 0 0 ; 224 ( 3 bit đ/chỉ mạng con 5 bit đ/chỉ máy chủ)

255.255.255.1 1 1 1 0 0 0 0 ; 240 ( 4 bit đ/chỉ mạng con 4 bit đ/chỉ máy chủ) 255.255.255.1 1 1 1 1 0 0 0 ; 248 ( 5 bit đ/chỉ mạng con 3 bit đ/chỉ máy chủ) 255.255.255.1 1 1 1 1 1 0 0 ; 252 ( 6 bit đ/chỉ mạng con 2 bit đ/chỉ máy chủ)

<---> <--->

Default Mask Địa chỉ mạng con Class C Subnetting (Default Subnet mask) 255.255.255.0

Subnet Mask #of subnets Số mạng con

#of hosts per subnet Số máy chủ trên mỗi mạng con 255.255.255.192 2 62 255.255.255.224 6 30 255.255.255.240 14 14 255.255.255.248 30 6 Sử dụng Octet 4 để mở rộng mạng con 255.255.255.252 62 2 Địa chỉ mạng con từ địa chỉ lớp B

Net ID - Khi phân địa chỉ mạng con sử dụng Octet 3

Địa chỉ lớp B có 2 Octet thứ 3 và thứ 4 dành cho địa chỉ máy chủ nên về

nguyên lý có thể lấy được cả 16 bit để tạo địa chỉ mạng . Nếu từ một địa chỉ mạng được NIC phân chúng ta định mở rộng lên 254 mạng và mỗi mạng sẽ có 254 máy

chủ. Trường hợp này sẽ lấy hết 8 bit của octet thứ 3 bổ sung vào địa chỉ mạng và chỉ

còn lại 8 bit thực tế cho địa chỉ máy chủ, theo cách tính số thập phân 2n giá trị của 8 bit như đã nêu ở phần lớp C, chúng ta sẽ có:

Bảng phân chia địa chỉ mạng con ở lớp B

Class B

Subnetting (Default Subnet mask)

255.255.0.0

Subnet Mask #of subnets Số mạng con

#of hosts per subnet Số máy chủ trên mỗi mạng con 255.255.192.0 2 16382 255.255.224.0 6 8190 255.255.240.0 14 4094 255.255.248.0 30 2460 255.255.252.0 62 1022 255.255.254.0 126 510 Sử dụng Octet 3 để mở rộng mạng con 255.255..255.0 254 254 255.255.255.128 510 126 Sử dụng cả Octet 4 để mở rộng mạng con 255.255.255.192 1022 62

255.255.255.224 2046 30

255.255.255.240 4094 14

255.255.255.248 8190 6 255.255.255.252 16382 2

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ ROUTER VÀ CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN

1. Các thành phần của Router

Các thành phần bên trong

 CPU – Đơn vị xử lý trung tâm: thực thi các câu lệnh của hệ điều hành để thực

hiện các nhiệm vụ sau: khởi động hệ thống, định tuyến, điều khiển các cổng

giao tiếp mạng. CPU là một bộ giao tiếp mạng. CPU là một bộ vi xử lý.

Trong các router lớn có thể có nhiều CPU.

 RAM: Được sử dụng để lưu bảng định tuyến, cung cấp bộ nhớ cho chuyển

mạch nhanh, chạy tập tin cấu hình và cung cấp hàng đợi cho các gói dữ liệu. Trong đa số router, hệ điều hành Cisco IOS chạy trên RAM. RAM thường được chia thành hai phần: phần bộ nhớ xử lý chính và phần bộ nhớ chia sẻ

xuất/nhập. Phần bộ nhớ chiasẻ xuất/nhập được chia cho các cổng giao

tiếp làm nơi lưu trữ tạm các gói dữl iệu.Toàn bộ nội dung trên RAM sẽ

bị xoá khi tắt điện. Thông thường, RAM trên router là loại RAM động

(DRAM – Dynamic RAM) và có thể nâng thêm RAM bằng cách gắn thêm DIMM (Dual In-Line Memory Module).

 Flash: Bộ nhớ Flash được sử dụng để lưu toàn bộ phần mềm hệ điều hành Cisco IOS. Mặc định là router tìm IOS của nó trong flash. Bạn có thể nâng

cấp hệ điều hành bằng cách chép phiên bản mới hơn vào flash. Phần mềm

IOS có thể ở dưới dạng nén hoặc không nén. Đối với hầu hết các router, IOS được chép lên RAM trong quá trình khởi động router. Còn có một số router

thì IOS có thể chạy trực tiếp có thể chạy trực tiếp trên flash mà không cần

chép lên RAM. Bạn có thể gắn thêm hoặc thay thế các thanh SIM hay card PCMCIA để nâng dung lượng flash.

 NVRAM (Non-volative Random-access Memory): Là bộ nhớ RAM không bị

mất thông tin, được sử dụng để lưu tập tin cấu hình. Trong một số thiết bị có NVRAM và flash riêng, NVRAM được thực thi nhờ flash. Trong một số thiết

bị, flash và NVRAM là cùng một bộ nhớ. Trong cả hai trường hợp, nội dung

của NVRAM vẫn được lưu giữ khi tắt điện.

 Bus: Phần lớn các router đều có bus hệ thống và CPU bus. Bus hệ thống được

sử dụng để thông tin liên lạc giữa CPU với các cổng giao tiếp và các khe mở

rộng. Loại bus này vận chuyển dữ liệu và các câu lệnh đi và đến các địa chỉ

của ô nhớ tương ứng.

 ROM (Read Only Memory): Là nơi lưu đoạn mã của chương trình kiểm tra

khi khởi động. Nhiệm vụ chính của ROM là kiểm tra phần cứng của router

khi khởi động, sau đó chép phần mềm Cisco IOS từ flash vào RAM. Một số

router có thể có phiên bản IOS cũ dùng làm nguồn khởi động dự

phòng. Nội dung trong ROM không thể xoá được. Ta chỉ có thể nâng cấp

ROM bằng cách thay chip ROM mới.

 Các cổng giao tiếp: Là nơi router kết nối với bên ngoài. Router có 3 loại

o Cổng giao tiếp LAN có thể gắn cố định trên router hoặc dưới dạng card

rời.

o Cổng giao tiếp WAN có thể là cổng Serial, ISDN, cổng tích hợp đơn vị

dịch vụ kênh CSU (Chanel Service Unit). Tương tự như cổng giao tiếp

LAN, các cổng giao tiếp WAN cũng có chip điều khiển đặc biệt. Cổng

giao tiếp WAN có thể cố định trên router hoặc ở dạng card rời.

o Cổng console là cổng nối tiếp, chủ yếu được dử dụng để cấu hình router. Hai cổng này không phải là loại cổng để kết nối mạng mà là để

kết nối vào máy tính thông qua modem hoặc thông qua cổng COM trên

máy tính để từ máy tính thực hiện cấu hình router.

 Nguồn điện: Cung cấp điện cho các thành phần của router, một số router lớn

có thểsử dụng nhiều bộ nguồn hoặc nhiều card nguồn. Còn ở một số router

nhỏ, nguồn điện có thể là bộ phận nằm ngoài router.

Một phần của tài liệu Lý thuyết CCNA căn bản (Trang 26 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)