Ẩm thực bào

Một phần của tài liệu Sinh học đại cương (Trang 52 - 57)

C 6H12O6 + 2ATP 23 H4O3 + 4H+ 2AD P+ 2 P+ 4ATP

2.Ẩm thực bào

Là hình thức vận chuyển có sử dụng những túi làm bằng màng sinh chất. Có 4

hình thức: ẩm bào (pinocytosys), nội thực bào (endocytosys), thực bào (phagocytosys) và ngoại tiết bào (exocytosys).

Nhập bào là quá trình vận chuyển từ gian bào vào bào tương, trong đó khối vật chất sau khi vào bào tương vẫn được ngăn cách bằng một lớp màng: khối vật chất được cách li nhờ sự dính màng giữa hai lớp lipid phía ngoại bào, sau đó được chuyển hẳn vào

bào tương. Có hai kiểu nhập bào: ẩm bào và thực bào. Ẩm bào có thể thấy ở hầu hết các tế bào, trong khi thực bào chỉ xảy ra ở một số loại tế bào.

2.1. Ẩm bào

Là sự tiếp thu không đặc hiệu các chất hòa tan trong dịch ngoại bào.

Màng bào tương lõm xuống thành một cấu trúc gọi là lõm mặc áo (coated pit), sau đó

bứt vào bên trong nhờ kết hợp màng, tạo thành nang mặc áo (coated vesicle). Lõm và nang mặc áo có kích thước chừng 150 nm. Phía dưới màng có một lớp lưới protein

clathrin. Chính lưới này tạo ra lực kéo màng bào tương lõm xuống và xảy ra kết hợp màng.

Lõm mặc áo chỉ tồn tại khoảng một phút, còn nang mặc áo chỉ trong vài giây.

Ẩm bào là cách mà tế bào liên tục hấp thu vật chất từ dịch ngoại bào. Mỗi phút, một nguyên bào sợi nuôi cấy có thể nuốt vào đến 2500 nang. Như vậy, màng ngoại bào bị

liên tục chuyển thành màng nội bào và có một quá trình ngược lại (xuất bào) để cân bằng.

2.2. Nội thực bào

Giống ẩm bào ở chỗ màng cũng bao lấy mồi tạo thành túi để đưa mồi vào bào

tương. Khác ẩm bào ở chỗ mồi là đặc hiệu, phải có ổ tiếp nhận (receptor) nhận diện

2.3. Thực bào

Thực bào là một dạng nhập bào đặc biệt, trong đó những hạt khá lớn về kích

thước (vi sinh vật, mảnh xác tế bào...) được chuyển vào bên trong bào tương qua cơ chế

giả túc và nhập màng. Chỉ có hai loại tế bào thực hiện được chức năng này là đại thực bào và bạch cầu hạt trung tính. Ðại thực bào lưu thông trong máu hoặc tập trung ở một số cơ quan hàng rào ngăn chặn vi sinh vật xâm nhập. Trong gan, tập trung tạo thành những cấu trúc hình ống, dòng máu chảy qua ống sẽ được lọc khỏi các hạt lạ.

Thực bào được thực hiện với các hạt có kích thước lớn (250 nm hoặc hơn nữa).

Trước hết, các kháng nguyên trên bề mặt của hạt được gắn với kháng thể tương ứng. Hạt kích thước lớn được rất nhiều kháng thể bao bọc xung quanh. Mỗi kháng thể (immunoglobulin) đều chứa đầu biến động và đuôi hằng định (chuỗi Fc). Kháng thể

nhận biết và gắn với kháng nguyên thông qua đầu biến động. Chuỗi Fc không tham gia

tương tác với kháng nguyên nên ở trạng thái tự do và hướng ra phía ngoài phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Sau đó Fc tương tác với thụ thể tương ứng (thụ thể Fc) trên bề

một điểm tiếp xúc giữa hạt với màng, sau đó lan rộng ra và bao trùm hết bề mặt của hạt.

Màng bào tương cùng với dịch bào tương vươn ra và bao trùmtoàn bộ bề mặt của hạt lạ được gọi là giả túc, hiện tượng tạo thành giả túc còn được gọi một cách hình ảnh là cơ

chế khuy kéo màng (membrane-zippering mechanism).

Ngoài vai trò của Fc-thụ thể theo cơ chế khuy kéo, trong sự chuyển động của

màng bào tương để tạo thành giả túc còn có vai trò của mạng lưới protein sợi actin nằm

phía dưới màng. Ngoài actin, clathrin cũng được tìm thấy có nhiều trong giả túc. Tuy nhiên vai trò của clathrin trong chuyển động giả túc chưa được sáng tỏ.

Các hạt được thực bào thành túi thực bào (phagosom). Túi này nhập với tiêu thể

tạo thành tiêu thể thứ cấp (không bào tiêu hoá). Bên trong tiêu thể thứ cấp các hạt được tiêu hoá, chất hoà tan được chuyển vào dịch bào tương. Màng của không bào tiêu hoá cũng tách ra các túi vận chuyển nhỏ để hoàn trả vật liệu lipit cho màng bào tương. Cuối cùng tiêu thể thứ cấp với vật chất không tiêu hoá tạo thành thể cặn bã và được xuất bào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế thực bào đóng vai trò rất quan trọng trong sự đề kháng của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập. Ngoài việc bất hoạt và tiêu hủy vi sinh vật, đại thực bào còn làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên của vi sinh vật cho lympho T nhận biết. Lympho T sau khi "nhận diện kháng nguyên" sẽ hoạt hoá và sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Ðại thực bào còn đóng vai trò trong việc tiêu hủy các tế bào già cũ trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày, trong cơ thể người có hơn 1000 hồng cầu bị thực bào và tiêu hủy.

2.4. Ngoại tiết bào

Là hiện tượng các túi bài tiết chứa chất thải hoặc chất chứa từ bào tươngđến áp

sát màng, hòa màng túi vào màng tế bào, mở túi và thải các chất ấy ra khỏi màng tế bào.

Xuất bào là quá trình vận chuyển khối vật chất được ngăn cách với dịch bào

tương từ trước đó bởi một lớp màng nội bào, ra khoang gian bào. Ðối tượng xuất bào gồm các túi chế tiết do Golgi hình thành và thể cặn bã tạo ra từ tiêu thể thứ cấp. Trước hết, xảy ra sự dính giữa hai lớp lipid hướng về dịch bào tương. Sau đó, màng của túi hòa nhập với màng bào tương, nhờ đó khoảng không bên trong túi được mở thông với khoảng gian bào.

Xuất bào có hai kiểu: (1) Chế tiết liên tục thấy ở mọi tế bào, trong đó túi được chuyển ra màng và xuất bào ngay; (2) Một số tế bào có cơ chế chế tiết có điều khiển,

trong đó các nang kết hợp màng với nhau tạo thành túi dự trữ có kích thước lớn hơn.

Túi chuyển động về phía màng, nhưng chỉ xảy ra kết hợp màng khi có tín hiệu điều khiển tác động lên màng. Tín hiệu điều khiển thường tác dụng thông qua kênh ion Ca++. Ion này có thể từ ngoại bào lọt vào bào tương, hoặc được giải phóng từ những cấu trúc dự trữ Ca++ trong tế bào. Nồng độ Ca++ tăng đột ngột nhờ kênh ion tạo thành tín hiệu kết hợp màng, gây xuất bào các chất chứa bên trong túi chế tiết (hormon, enzym tiêu hoá,

chất trung gian dẫn truyền thần kinh v.v...). Tín hiệu điều khiển có thể chỉ tác dụng lên một khu vực hạn chế của màng bào tương, và phản ứng chế tiết cũng có thể chỉ xảy ra trên khu vực này của màng.

Số lượng màng nội bào được nhập vào màng bào tương do cơ chế xuất bào có thể rất cao. Ví dụ mỗi tế bào cực ngọn của tụy có diện tích màng ở đỉnh là 30 micromét

2

, nhưng khi có tín hiệu chế tiết enzym tiêu hoá, màng phải tiếp nhận thêm đến 900 micromét2 màng của các túi chế tiết. Màng này sau đó được thu hồi vào hệ thống màng nội bào nhờ nhập bào.

Một phần của tài liệu Sinh học đại cương (Trang 52 - 57)