Đất ngập nước (wetland)

Một phần của tài liệu Vệ sinh môi trường (Trang 104 - 105)

- Thơng số thiết kế hạn chế.

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ TỰ NHIÊN VÀ ỨNG DỤNG

8.1.5. Đất ngập nước (wetland)

Đất ngập nước là một vùng đất cĩ nước với độ sâu của nước nhỏ hơn 0.6m, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nhơ lên bề mặt (emergent plant) như đuơi mèo (cattail), cỏ nến (bulrush), lau sậy (reed) và lách (sedge) (hình 8-4). Thực vật tạo nên bề mặt cho sự bám vào của vi khuẩn tạo nên một màng lọc sinh vật, giúp ích cho quá trình lọc và hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong nước thải, trao đổi oxygen trong cột nước và kiểm sốt tốc độ phát triển của tảo bằng cách hạn chế sự xuyên qua của ánh sáng mặt trời. Cả hai loại đất ngập nước tự nhiên (natural wetland) và đất ngập nước nhân tạo (constructed wetland) đều được sử dụng cho xử lý nước thải, cho dù việc sử dụng đất ngập nước tự nhiên nhìn chung bị hạn chế trong việc làm sạch hoặc xử lý nước thải đã được xử lý thứ cấp hoặc đã được xử lý cấp tiến.

8.1.5.1. Đất ngập nước tự nhiên (natural wetland)

Từ quan điểm điều chỉnh, các vùng đất ngập nước được xem là nơi tiếp nhận nước. Kết quả là nước xả vào vùng đất ngập nước, trong hầu hết các trường hợp địi hỏi phải cĩ sự điều tiết, mà những địi hỏi này được quy định rõ ràng là xử lý thứ cấp hoặc xử lý cấp tiến. Hơn nữa, mục tiêu chính là khi xả vào vùng đất ngập nước tự nhiên sẽ làm tăng cường sự phát triển các quần thể sinh vật tồn tại trong đĩ. Việc chỉnh sửa các vùng đất ngập nước tự nhiên nhằm tăng cường khả năng xử lý thường rất dễ bị phá vỡ đối với hệ thống sinh thái tự nhiên và nĩi một cách tổng quát sẽ khơng đạt được.

8.1.5.2. Đất ngập nước nhân tạo (constructed wetland)

Đất ngập nước nhân tạo thường cĩ đầy đủ các khả năng xử lý của đất ngập nước tự nhiên nhưng khơng kết hợp với việc xả vào hệ thống sinh thái tự nhiên. Hai loại đất ngập nước nhân tạo được phát triển cho việc xử lý nước thải (1) hệ thống bề mặt nước tự do (free water surface - FWS) và hệ thống chảy dưới bề mặt (subsurface flow system - SFS). Khi được sử dụng để xử lý nước ở mức độ thứ cấp hoặc mức độ cấp tiến, hệ thống FWS thường bao gồm các ao hoặc kênh song song với đất khơng thấm bên dưới hoặc chắn dưới bề mặt (subsurface barrier), thực vật nhơ lên mặt nước và nước cạn 0.1 - 0.6m. Nước thải tiền xử lý thường được dùng liên tục cho những hệ thống như thế này và quá trình xử lý xảy ra khi nước chảy chậm qua thân và rễ của thực vật. Hệ thống FWS cĩ thể cũng được thiết kế với mục đích tạo ra những quần thể hoang dã mới hoặc tăng cường các vùng đất ngập nước tự nhiên đang tồn tại bên cạnh thực vật bậc cao thủy sinh nổi. Những hệ thống như thế này bao gồm sự kết hợp của thực vật, vùng nước mở và các bán đảo cùng với sự phát triển của thực vật cung cấp thức ăn cho các quần thể động vật trong đĩ. Hệ thống chảy dưới mặt được thiết kế với mục đích cho mức độ xử lý cấp hai hoặc xử lý cấp tiến. Những hệ thống xử lý này

100

cũng được gọi là “vùng rễ” (root zone) bao gồm các kênh với lớp đáy khơng thấm được lấp đầy bởi các lớp đá và cát để nâng đỡ thực vật. (hình 8.5).

Hình 8.5. Mặt cắt ngang của hệ thống chảy dưới mặt (SFS) điển hình

Một phần của tài liệu Vệ sinh môi trường (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)