Kỹ thuật lưu lượng MPLS trên quang

Một phần của tài liệu Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam (Trang 93 - 95)

Hiện nay, IETF đang nỗ lực tìm kiếm cách mở rộng MPLS TE trên mạng quang và được gọi là MPλS. Hình 4.17 biểu diễn cách nhìn tổng quát đối với mạng MPλS.

Hình 4.17: Mạng MPλS.

Nó minh hoạ sự mở rộng chức năng và cấu trúc của các MPLS TE quan trọng đã được nghiên cứu phát triển để tạo ra một kết nối mạng giữa router và các OXC.

Một mạng MPλS gồm các thiết bị LSR và OXC kết nối với nhau bằng các liên kết quang. Các giao thức cho các kiến trúc đã biết (IGP), các liên kết thay thế (LMP) và báo hiệu để khởi tạo kết nối (RSVP) được truyền trên kênh điều khiển, cho phép thiết lập một kết nối quang.

a, Các bó liên kết và các kênh điều khiển

Để đảm bảo đặc tính mở rộng của mạng, một nhóm gồm một hoặc nhiều kênh mang không định hướng (“các liên kết thành phần” dưới dạng tia sáng hay bước sóng) hay một cặp LSR cùng với một kênh điều khiển song hướng liên kết được gọi và được lưu hành chung như một liên kết đơn. Kênh điều khiểu chỉ mang thông tin điều khiển giữa các MPLS-OXC kế tiếp nhau và có thể hoạt động trên một sợi quang, bước sóng cụ thể hay thậm chí một kết nối Ethernet ngoài băng. Các khả năng khác để thiết lập kênh điều khiển bao gồm việc gán các thông tin điều khiển vào các byte mào đầu SOH hay sử dụng một vài dạng điều chế vật mang con SCM (SubCarrier Modulation).

b, Giao thức quản lý liên kết LMP

LMP là một giao thức điều khiển mới và được sử dụng giữa hai MPLS-OXC liền kề nhau. Nó giám sát tính sẵn có của kênh điều khiển, kiểm tra sự kết nối và tính sẵn có của các liên kết thành phần, cung cấp chức năng cô lập lỗi.

c, Mở rộng giao thức báo hiệu

Giao thức định tuyến (OSPF hay IS - IS) phải được mở rộng để mã hoá và thông báo các tính chất của các kết nối quang. Thông tin này được sử dụng trong suốt quá trình tính toán đường truyền để quyết định liên kết trên đường truyền được chọn phải thoả mãn những yêu cầu gì. Giao thức định tuyến phải quảng bá được những thông tin sau:

- Mã hoá và tốc độ bit của liên kết.

- Liên kết có phải là một phần của một nhóm liên kết hay không? Một nhóm liên kết sẽ bị ảnh hưởng nếu một liên kết tách ra.

- Bù sự suy yếu về mặt quang do các nguyên nhân như suy hao hay tán sắc trên một liên kết. Sự suy yếu này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của tín hiệu quang.

- Khả năng bảo vệ (nếu có) mà các cấu hình liên kết yêu cầu. - Phân kênh dung lượng tại giao diện thu của liên kết.

Chức năng cuối cùng sẽ quyết định kết nối quang nào được kết cuối tại giao diện đặc thù của node. Ví dụ: một router giáp ranh sẽ thông báo các giao diện của nó là khả năng chuyển mạch gói, một ADM SDH có thể thông báo giao diện của nó là khả năng chuyển mạch TDM và một thiết bị MPLS-OXC chỉ có khả năng chuyển tiếp có thể thông báo giao diện của nó là khả năng chuyển mạch sợi hay tia sáng. Kết nối quang có thể được thiết lập giữa các thực thể có khả năng ghép nhiều liên kết giống nhau.

d, Mở rộng báo hiệu

Các giao thức báo hiệu, giao thức tạo sẵn nguồn tài nguyên (RSVP) và định tuyến trên cơ sở các quy định có sử dụng giao thức phân phối nhãn (CR-LDP) truyền các yêu cầu về nhãn và các đối tượng nhãn dọc theo một đường truyền cụ thể. Ngữ nghĩa của nhãn phải được mở rộng để không chỉ sử dụng cho gói tin mà còn sử dụng cho các tia sáng, bước sóng và các mạch TDM. Thêm vào đó, nhận dạng liên kết là cần thiết để chỉ rõ liên kết thành phần cụ thể trong một bó liên kết mà trên đó nhãn được xác định. Những mở rộng khác phải cho phép giao thức báo hiệu thiết lập các kết nối quang song hướng và yêu cầu một tần số/bước sóng end-to-end nếu không có sự biến đổi bước sóng. Biến đổi bước sóng cho phép một bước sóng ở đầu vào bất kỳ chuyển thành một bước sóng khác ở đầu ra.

Một phần của tài liệu Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w