Mạng thế hệ sau của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam (Trang 121 - 124)

1. Nguyên tắc tổ chức

Những nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu NGN mà ITU và các tổ chức, các hãng và các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã và đang quan tâm. Nguyên tắc tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính như trước mà tổ chức theo vùng lưu lượng.

Theo đó, mạng thế hệ sau của Tổng công ty được phân thành 3 vùng lưu lượng như sau:

Vùng lưu lượng 1: Bao gồm toàn bộ thuê bao của 28 tỉnh phía Bắc từ Hà giang đến Hà tĩnh.

Vùng lưu lượng 2: Toàn bộ thuê bao thuộc 14 tỉnh Miền trung và Tây nguyên từ Quảng Bình đến Đắc lắc.

Vùng lưu lượng 3: Toàn bộ thuê bao của 19 tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

2. Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng công ty

Bằng việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới viễn thông đường trục từ chuyển mạch kênh sang NGN với công nghệ chuyển mạch gói là cả một sự chuyển đổi mạnh mẽ về bản chất công nghệ để nâng cao năng lực mạng lưới, theo kịp sự phát triển về công nghệ viễn thông trên thế giới. Mạng thế hệ sau của Tổng công ty có cấu trúc như sau:

Hình 5.1: Cấu trúc mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty.

NGN là mạng viễn thông thế hệ sau cho phép kết hợp giữa ba hệ thống mạng hiện có là PSTN, truyền số liệu và Internet, cho phép truyền đồng thời cả âm thanh, hình ảnh và số liệu trên một cơ sở truyền thông duy nhất.

Sử dụng giải pháp của Siemens, với hệ thống thiết bị của hãng Juniper, mạng thế hệ sau của Tổng Công Ty được tổ chức thành 4 lớp: lớp điều khiển, lớp truyền tải, lớp truy nhập và lớp quản lý.

Lớp điều khiển: Gồm các hệ thống tổng đài Softswitch, thực chất là các hệ thống điều khiển để điều khiển hoạt động của mạng thế hệ sau (NGN), trong đó có các mạng dịch vụ chính là: mạng PSTN/ISDN, mạng dữ liệu (Internet, X25, Frame Relay, IP VPN, ATM, xDSL…) và mạng di động (GSM, GPRS, CDMA, các mạng 3G trong tương lai).

Lớp truyền tải: Gồm hai hệ thống chuyển mạch cấp trục (core) và cấp biên (Edge). + Cấp trục (Lớp lõi): Gồm ba nút mạng chính (Core router) tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng; được triển khai với thiết bị M160 của Juniper. Ba nút mạng này được kết nối với nhau theo mô hình dạng Mesh. Tốc độ đường trục giữa các nút mạng này là STM-16.

Mạng trục này đang thực hiện việc truyền tải lưu lượng dịch vụ VoIP 171, một phần dữ liệu ADSL, dịch vụ PSTN trả trước 1719…

+ Cấp biên (Lớp vùng): Được hình thành từ các tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ (MSS - Multi Service Switch). Hiện đang dùng các thiết bị ERX 1410. Tốc độ đường trục giữa các tổng đài chuyển mạch biên: ít nhất là 155 Mbps.

Và các hệ thống tổng đài dùng thiết bị ERX 1410, ERX 705 lắp đặt tại các vùng lưu lượng có tích hợp chức năng BRAS nhằm đưa lưu lượng thuê bao Internet băng rộng (ADSL) vào tổng đài MSS vùng của mạng thế hệ sau (NGN).

Lớp truy nhập: Gồm các thiết bị tập trung thuê bao đảm bảo lớp truy nhập cho tất cả các loại hình dịch vụ (bộ tập trung ATM, bộ ghép kênh truy nhập DSL (DSLAM)).

MG (Media Gateway) có nhiệm vụ phối hợp hoạt động của các mạng TDM với mạng IP để phục vụ cho các cuộc gọi VoIP (171,178,179 hiện nay).

Sử dụng truy nhập của các tổng đài Host - vệ tinh như: tổng đài EWSD, A1000E10 của Alcatel…

Các hệ thống truyền dẫn cho truy nhập hiện nay: các hệ thống cáp đồng, các tổng đài truyền số liệu, thiết bị tập trung lưu lượng, các tuyến truyền dẫn cáp quang, các vòng Ring SDH…

Và các phương thức truy nhập vô tuyến (GSM, CDMA, WLAN…).

Một phần của tài liệu Các phương thức tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty BCVT Việt Nam (Trang 121 - 124)