Tổng kết chuyển giao

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất và quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống W-CDMA (Trang 67 - 70)

Các kiểu chuyển giao được tổng kết trong bảng 3.1. Chuyển giao điển hình nhất của W-CDMA là chuyển giao cùng tần số được điều khiển bởi các thông số trong hình 3.12. Báo cáo chuyển giao cùng tần số thường khởi xướng cho sự kiện, và RNC ra lệnh thực hiện chuyển giao dựa vào các báo cáo đo đạc. Trong trường hợp chuyển giao trong cùng tần số UE được kết nối với Node B tốt nhất để tránh hiệu ứng gần xa, và RNC luôn phải hoạt động để lựa chọn các cell mục tiêu.

Bảng 3.1 Tổng kết chuyển giao

Kiểu chuyển giao Đo đạc chuyển giao

Báo cáo đo đạc chuyển giao từ UE

đến RNC

Mục đích chuyển giao

Chuyển giao trong tần số W-CDMA

Đo trong toàn bộ thời gian sử dụng bộ lọc kết hợp

Báo cáo khởi xướng sự kiện

- Sự di động thông thường Chuyển giao giữa

các hệ thống W- CDMA -GSM

Việc đo chỉ bắt đầu khi cần thiết, sử dụng chế độ nén

Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén - Phủ sóng - Tải - Dịch vụ Chuyển giao giữa

các tần số W- CDMA

Việc đo chỉ bắt đầu khi cần, sử dụng chế độ nén

Báo cáo định kỳ trong suốt chế độ nén

- Phủ sóng - Tải

Việc đo đạc chuyển giao giữa các hệ thống và giữa các tần số thường chỉ bắt đầu khi cần thực hiện chuyển giao. Chuyển giao giữa các tần số cần để cân bằng tải giữa các sóng mang W-CDMA và các lớp cell, và để mở rộng vùng phủ

sóng nếu tần số khác không bao phủ hết. Chuyển giao tới hệ thống GSM để mở rộng vùng phủ sóng W-CDMA, để cân bằng tải giữa các hệ thống và định hướng các dịch vụ đến các hệ thống phù hợp nhất.

Hình 3.12 Một ví dụ về mô hình chuyển giao

Một ví dụ của mô hình chuyển giao được trình bày trong hình 3.12. Đầu tiên UE kết nối tới cell 1 với tần số f1. Khi nó di chuyển thì chuyển giao cùng tần số f1 đến cell được thực hiện. Tuy nhiên tại cell 2, tải quá cao, RNC ra lệnh cho chuyển giao giữa các tần số với mục đích tải đến cell 5 với tần số f2. UE chuyển sang tần số f2 và tiếp tục chuyển giao đến cell 6. Khi nó ra khỏi vùng phủ với tần số f2, thì chuyển giao giữa các tần số được thực hiện đến cell 4 với tần số f1.

CHƯƠNG IV

QUY HOẠCH MẠNG VÔ TUYẾN W-CDMA

Trong chương này ta sẽ nghiên cứu việc quy hoạch mạng vô tuyến W- CDMA. Quá trình quy hoạch mạng cũng có các pha và có các đầu vào, đầu ra tương ứng. Quá trình quy hoạch mạng khởi xướng có thể là từ các sự kiện sau:

• Phát triển các dịch vụ mới.

• Các chỉ tiêu kỹ thuật dưới mức mục tiêu được thiết lập. • Sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh.

• Sự thay đổi về quyền ưu tiên các dịch vụ.

• Sự thay đổi trong quyền ưu tiên của khách hàng.

Quy hoạch mạng vô tuyến là công việc phức tạp, công việc này bao gồm: định cỡ mạng, hoạch định dung lượng và vùng phủ chi tiết, tối ưu mạng. Ở giai đoạn định cỡ mạng sẽ đưa ra dự tính số đài trạm gốc, cấu hình các trạm gốc và các phần tử khác trên cơ sở các yêu cầu của nhà khai thác và truyền sóng trong vùng. Định cỡ phải thực hiện được các yêu cầu của nhà khai thác về vùng phủ, dung lượng và chất lượng phục vụ. Việc hoạch định dung lượng và vùng phủ phải được xem xét đồng thời do dung lượng và vùng phủ có quan hệ chặt chẽ với nhau trong mạng di động. Quy hoạch mạng vô tuyến được thực hiện kết hợp với công cụ phần mềm quy hoạch W-CDMA. Tuy nhiên W-CDMA là một hệ thống bị giới hạn bởi nhiễu nên các vấn đề nhiễu cũng cần được xem xét khi quy hoạch mạng truy nhập vô tuyến.

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất và quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống W-CDMA (Trang 67 - 70)