Tính toán tối ưu số cell

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất và quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống W-CDMA (Trang 91 - 92)

Giả sử một thành phố trung bình có nhu cầu về lưu lượng như sau:

Bảng 4.8 Nhu cầu về lưu lượng của một vùng cần tính toán

STT Tên vùng Số thuê bao dự kiến phục vụ Diện tích [Km2]

Phân loại môi trường

1 A 80000 200 trung tâm

2 B 40000 125 ngoại ô

3 C 25600 100 trung tâm

4 D 14400 75 ngoại ô

Bảng 4.9 Bảng các thông số khi tính toán thiết kế hệ thống W-CDMA (áp dụng cho dịch vụ thoại 12,2 kbps, đường lên)

Thông số Giá trị Thông số Giá trị

Cấp phục vụ GoS 2% Độ lợi chuyển giao

mềm(SHOF) 1,4

Số cuộc thử trong giờ bận

(BHCA) 1,38 Công suất phát MS (PTxm) 21 dBm

Tỷ số Eb/N’0 yêu cầu 6 dB Hệ số khuếch đại anten (Gb) 18,5 dBi Hệ số tích cực thoại (ρ) 0,4 Suy hao cáp phía phát (Lfm) 0 Hệ số nhiễu từ các cell khác (f) 0,7 Bề rộng dải tần trải phổ (W) 3.84 MHz Tốc độ dữ liệu (R) 12,2 kbps Phương sai điều khiển công

suất (бe) 2,5 dB

Thời gian trung bình cuộc gọi 65 s Tăng ích dải quạt hoá (mỗi

cell gồm 3 dải quạt) 2,4 Tần số (fc) 1950 MHz Suy hao cáp anten của BTS

(Lf) 2,5 dB

Hệ số nhiễu bộ thu trạm gốc

(NF) 5 dB Mật độ tạp âm nhiệt (N0)

-174 dBm/Hz Độ rộng đường phố (w) 20 m Khoảng cách giữa các toà nhà

(b) 45 m

Độ cao trung bình của các toà

nhà (hr) 20 m Độ cao của anten MS (hm) 1,5 m

Độ cao trung bình của anten

BTS (hb) 30 m Góc tới của tia sóng (Ф) 20

Dự trữ fading chuẩn-log (Ml-F) 7 dB Tổn hao cơ thể MS (Lb) 2 dB Tổn hao ở trong nhà, xe (Lpenet) 6 dB Dự trữ nhiễu (MT) 3 dB Độ lợi chuyển giao mềm (GHO) 4 dB Dự trữ fading nhanh (Mf-F) 3 dB

Bảng 4.9 là các thông số sử dụng để tính toán trong đồ án này (chỉ mang tính chất tham khảo, thực tế có thể khác).

Khi tính toán dung lượng cực sử dụng phương trình tính dung lượng cực sẽ cho phép tính gần đúng dung lượng của hệ thống. Tuy nhiên các phương trình này không có tham số nào kể đến kích thước cell, cự ly giữa các cell.

Để giải quyết vấn đề trên có hai mô hình thực nghiệm dựa trên dự đoán suy hao đường truyền cho phép là mô hình Hata-Okumura và Walfish-Ikegami. Trong đồ án này sử dụng mô hình Walfish-Ikegami cho tính toán bán kính cell vì mô hình này có tính đến ảnh hưởng của các thông số tán xạ, độ rộng phố,…gây suy hao đường truyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tính số cell cho từng khu vực ta dựa vào bảng thống kê các thông số của các khu vực. Có hai phương án để tính số cell: tính số cell theo dung lượng và tính số cell theo vùng phủ. Kết quả cuối cùng là số cell cực đại trong hai phương án trên.

Một phần của tài liệu Điều khiển công suất và quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống W-CDMA (Trang 91 - 92)