đó cho cá ăn Artemia với mật độ 5-7 con/ml từ ngày thứ 3 trở đi, trong suốt quá trình nuôi bổ sung Tảo tươi với mật độ là 106 tế bào /ml.
Thấy rằng Luân trùng là thức ăn có ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống của cá trong những ngày đầu. Điều đó thấy rõ khi thể hiện qua kết quả thí nghiệm 2 lô sử dụng Luân trùng tỷ lệ sống cao, lô1 là 70,83% và lô 2 là 72,50% cao hơn hẳn so với 2 lô còn lại không sử dụng Luân trùng, lô 3 là 27,50% và lô 4 là 10,83%.
Trong sinh sản nhân tạo việc sử dụng thức ăn tươi sống tốt hơn thức ăn tổng hợp, vì thức ăn tươi sống cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho các cá con phát triển. Ngoài ra, thức ăn tươi sống còn cung cấp cho cá con những nguyên tố vi lượng cần thiết khác mà thức ăn tổng hợp không có giúp cho cá phát triển tốt hơn.
3.3. Thử nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá từ 15 đến 30 ngày tuổi ngày tuổi
Cá Khoang Cổ Đỏ 15 ngày tuổi được đưa vào các lọ nhựa thí nghiệm có thể tích 5 lít, chứa 4 lít nước có độ mặn theo yêu cầu, mật độ cá thí nghiệm là 10 con/ lọ.
Thức ăn dùng cho cá là nauplius của Artemia với mật độ là 5-7 con /ml, tảo tươi Nannochoropsis oculata trong suốt quá trình nuôi. Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào 7h00 sáng và 14h00 chiều. Lượng thức ăn điều chỉnh tuỳ vào tình trạng bắt mồi của cá.
Hàng ngày si phông và thay 20% lượng nước trong lọ. Điều chỉnh độ mặn ổn định theo yêu cầu trong suốt thời gian thí nghiệm.
Bảng 3.5 Một số yếu tố môi trường trong các lô thí nghiệm độ mặn.
Yếu tố môi trường Nhiệt độ (oC) pH
Giá trị 25,5-28,5 7,8 – 8,3
Kết quả trên cho thấy các thông số môi trường dao động không lớn và phù hợp cho sự sinh trưởng và sự phát triển của cá biển
Kết quả thí nghiệm sau 15 ngày nuôi thu được kết quả sau
90 13.3 13.3 70 84.4 86.7 0 20 40 60 80 100 NB (35) 10 20 30 40 Độ mặn (‰) T ỷ l ệ s ố ng (% ) Hình 3.11 Tỷ lệ sống của cá Khoang CổĐỏ từ 15-30 ngày tuổi ở các thang độ măn khác nhau.
Nhìn vào biểu đồ trên có những nhận xét sau. Ở độ mặn 10 ‰ tỷ lệ sống của cá là 13,3% thấp hơn so với các lô thí nghiệm còn lại (ANOVA - single Factor với p <0,05), cá trong lô thí nghiệm này trong 3 ngày đầu hoạt động và bắt mồi tích cực. Từ ngày thứ 4 trở đi cá bắt đầu giảm ăn và đến ngày thứ 5 cá bắt đầu chết. cho đến ngày thứ 15 tỷ lệ sống còn lại là 13,3%.
Ở các thang độ mặn còn lại tỷ lệ sống là khác nhau tuy nhiên sự khác nhau là không có ý nghĩa về mặt thống kê khi kiểm định (ANOVA – single Factor với p>0,05). Ở độ mặn 20 ‰ cá hoạt động bắt mồi tích cực hơn trong quá trình nuôi, lượng thức ăn còn lại là rất ít. Và cho đến ngày nuôi thứ 10 mới bắt đầu có con chết đầu tiên. Khi kết thúc thí nghiệm tỷ lệ sống đạt 70,0% không có sự khác biệt so với các lô 30 ‰, 40 ‰ và lô nước biển (ANOVA - single Factor với p< 0,05)
Độ mặn 30 ‰ và 40 ‰ cá bơi lội linh hoạt, bắt mồi liên tục, lượng thức ăn thừa rất ít. Tỷ lệ sống của cá ở các thang độ mặn đạt 84,4% và 86,6 %. Khi nuôi cá
phát triển tốt nhất. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên (2005).
Trong tự nhiên cá Khoang Cổ Đỏ là loài cá rạn san hô, cá trưởng thành sống trong môi trường có độ mặn ít thay đổi. Cá bột và cá hương sống trôi nổi trên tầng mặt đại dương vì vậy chúng có thể trôi dạt đến vùng ven bờ nơi có nguồn thức ăn phong phú. Nhưng độ mặn ở đây thường xuyên thay đổi, do nguồn nước ngọt từ các con sông đổ ra. Vì vậy, cá con có khả năng thích nghi tốt với sự dao động về độ mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong sinh sản nhân tạo có thể nuôi cá ở độ mặn từ 10 ‰ đến 40 ‰. Nhưng nên nuôi cá trong độ mặn từ 30 – 40 ‰, thì cá đạt tỷ lệ sống cao nhất xấp xỉ 90%, đồng thời cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất