1. Kết luận
1.1. Quá trình biến thái ấu thể từ khi cá mới nởđến một tháng tuổi
Cá con mới nở ra đã tiêu biến hết noãn hoàng và có thể ăn thức ăn ngoài ngay. Cá có tập tính hướng quang bơi gần mặt nước.
Cá 1 ngày tuổi có chiều dài 4,05 ± 0,12mm, mầm sắc tố ở dạng chấm đen, xương cột sống dạng thẳng ở phần cuối cơ thể, các vây ở dạng màng vây.
Cá 2 ngày tuổi chiều dài 4,56 ± 0,14 mm, sắc tố phát triển thành dạng tia, xương cột sống cong lên hình thành chạc đuôi.
Cá 3 ngày tuổi chiều dài 4,62 ± 0,17 mm, sắc tố đen phát triển bao phủ gần hết phần đuôi, xương cột sống cong hẳn lên, các vây xuất hiện tia vây mềm.
Cá 6 ngày tuổi chiều dài 6,78 ± 0,28 mm, răng cá phát triển, xuất hiện khoang trắng ở cổ.
Cá 9 ngày tuổi chiều dài 9,01 ± 0,55 mm, sắc tố đỏ bắt đầu xuất hiện ở phần đuôi, cá đã có 2 khoang trắng.
Cá 14 ngày tuổi chiều dài 11,10 ± 0,89 mm, sắc tố đỏ bao phủ toàn bộ cơ thể. Cá 24 ngày tuổi chiều dài 17,80 ± 0,65 mm, trên thân bắt đầu xuất hiện một vài hàng vẩy ở 2 bên thân.
Cá 30 ngày tuổi chiều dài 18,27 ± 0,28 mm, toàn thân cá có màu đỏ cam; cá bơi lội, hoạt động linh hoạt và bắt mồi như cá trưởng thành.
1.2 Thử nghiệm các loại thức ăn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài và tỷ lệ sống của cá Khoang CổĐỏ từ 1 đến 30 ngày tuổi. và tỷ lệ sống của cá Khoang CổĐỏ từ 1 đến 30 ngày tuổi.
Tỷ lệ sống ở 4 lô thí nghiệm có 2 nhóm khác biệt rõ rệt: lô 1, lô 2 có tỷ lệ sống là 70,83 %, 72,50 %, cao hơn hẳn lô 3 và lô 4 là 27,5 %, 10,83 %. Thức ăn tươi sống Luân trùng là cần thiết để nâng cao tỷ lệ sống của cá Khoang Cổ Đỏ giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi.
Thức ăn tươi sống (Artemia) thích hợp cho việc tăng trưởng chiều dài của cá giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi.
1.3. Thử nghiệm ảnh hưởng độ mặn đến tỷ lệ sống của cá từ 15 đến 30 ngày tuổi tuổi
Ở độ mặn từ 20 – 40 ‰, cá Khoang Cổ Đỏ giai đoạn từ 15 – 30 ngày tuổi tỷ lệ sống là cao nhất, đạt 90 %. Nhưng trong ương nuôi nên nuôi cá ở độ mặn 30-35 ‰.