0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Bàn luận về khả năng ghi nhớ của học sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG 1 YÊN DŨNG BẮC GIANG (Trang 29 -31 )

n X SD NX  SD X SD pI-II pI-III pII-

3.1.4. Bàn luận về khả năng ghi nhớ của học sinh

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, khả năng ghi nhớ của học sinh thay đổi theo lớp tuổi. Các kết quả nghiên cứu trước đây cũng cho thấy có sự thay đổi khả năng ghi nhớ theo lớp tuổi. Điều này có thể giải thích bằng thời gian phản xạ thị giác - vận động, thời gian phản xạ thính giác - vận động, và khả năng tập trung chú ý thay đổi theo lớp tuổi. Trong giai đoạn từ 5- 20 tuổi thì thời gian phản xạ thị giác - vận động và thời gian phản xạ thính giác - vận động tăng dần ([12], [14]). Sự tập trung chú ý là khả năng tạo ra các ổ ưng phấn cực đại trong từng thời điểm nhất định mà não có thể huy động các vùng khác nhau tham gia vào việc hình thành các phản xạ định hướng theo nguyên tắc ưu thế. Sự tập trung chú ý thể hiện mức độ hoàn chỉnh hoá trong hoạt động

của hệ thần kinh và liên quan mật thiết với quá trình hình thành trí nhớ ngắn hạn [14]. Ở lứa tuổi 17 - 18 là giai đoạn phát triển nhanh chóng của hệ thần

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Duyªn_K30B Sinh

30

kinh, từ 18 tuổi trở đi hệ thần kinh đã phát triển hoàn chỉnh thì mức độ tập trung chú ý theo lứa tuổi không thay đổi nữa. Mặt khác, việc thay đổi khả năng ghi nhớ theo lớp tuổi còn phụ thuộc vào sự thay đổi cấu trúc, chức năng của các yếu tố thần kinh- cơ trong quá trình phát triển cá thể. Lứa tuổi 17, 18 - cuối tuổi dậy thì do đó có sự chuyển biến rõ rệt và sự hoàn thiện nhanh chóng của hệ thần kinh cơ để chuyển lên giai đoạn mới của cơ thể là bước sang tuổi thanh niên và ổn định ở tuổi 18. Một điểm cần lưu ý là, ngoài sự phát triển của hệ thần kinh thì khả năng ghi nhớ còn phụ thuộc vào đặc tính riêng của từng cá thể. Do vậy, ở lứa tuổi 17 có khả năng ghi nhớ tốt hơn lứa tuổi 18. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó.

Về khả năng ghi nhớ của học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch, khả năng ghi nhớ của học sinh nữ cao hơn học sinh nam. Điều này có liên quan đến chức năng thần kinh trung ương có tính chất đặc trưng cho giới như trí nhớ, phản xạ, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cơ thể… Trong độ tuổi dưới 20, thì ở nữ các chức năng này phát triển, ổn định sớm hơn ở nam giới.

Khả năng ghi nhớ của hai hệ đào tạo: cơ bản và chọn, cũng có sự chênh lệch đáng kể. Khả năng ghi nhớ của học sinh lớp chọn cao hơn so với khả năng ghi nhớ của học sinh lớp cơ bản trong cùng một lứa tuổi [ở lứa tuổi 17 tỷ lệ tương ứng là: 9.181.09; 8.631.04 (trí nhớ thị giác) và 9.520.82;

8.831.16 (trí nhớ thính giác); ở lứa tuổi 18 tỷ lệ trên là: 8.601.12;8.141.199.381.00; 8.891.20]. Điều này được giải thích do chất lượng 8.141.199.381.00; 8.891.20]. Điều này được giải thích do chất lượng tuyển sinh đầu vào và đào tạo của nhà trường là chặt chẽ, phù hợp với khả năng của từng đối tượng.

Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Duyªn_K30B Sinh

31

3.2. Học lực

Để đánh giá mối liên quan giữa khả năng ghi nhớ và học lực của học sinh, chúng tôi tiến hành lấy kết quả học tập cuối kì 1 năm học 2007 - 2008 của các đối tượng đã được nghiên cứu, rồi chọn ra những học sinh có khả năng ghi nhớ tốt để xét sự tương quan giữa khả năng ghi nhớ với kết quả học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG GHI NHỚ VÀ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG 1 YÊN DŨNG BẮC GIANG (Trang 29 -31 )

×