- Đối với hơi dung môi hữu cơ: Trong tổng số 83 doanh nghiệp cung cấp thông tin có 35 doanh nghiệp có phát sinh hơi dung môi, hơi hóa chất và các hơi, khí thải đặc
3 Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD
5.3.2. Xây dựng trung trao đổi sản phẩm phụ, phế phẩm, phế liệu và chất thải.
Khác với TTTĐTT, trung tâm trao đổi chất thải (TTTĐCT) không chỉ làm nhiệm vụ cung cấp thông tin giữa cơ sở cần mua và cơ sở cần bán sản phẩm phụ, mà còn là nơi lưu trữ, xử lý hay tái chế chất thải (nếu cần thiết) và thực hiện công tác trao đổi các sản phẩm phụ này. Như vậy, bên cạnh hệ thống lưu trữ thông tin về nguyên vật liệu sẵn có và nguyên vật liệu cần cung cấp, TTTĐCT cần có:
- Phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị để có thể phân tích đặc tính chất thải đưa về trung tâm cũng như nguyên vật liệu (sản phẩm tái chế từ chất thải) sẽ được bán cho các cơ sở có nhu cầu. Phòng thí nghiệm của trung tâm còn có nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu điều chế các loại vật liệu mới từ các sản phẩm phụ/ phế phẩm và là nơi tư vấn rất thuyết phục đối với khách hàng cần thực hiện trao đổi sản phẩm phụ với nhau.
- Kho lưu trữ phải phù hợp với từng loại sản phẩm phụ đưa về trung tâm.
- Xưởng tái chế với đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết để tái sinh, tái chế các loại sản phẩm phụ/ chất thải khác nhau đưa về trung tâm.
- Kho lưu trữ sản phẩm sau khi tái chế.
Như vậy, đầu tư, xây dựng và vận hành TTTĐCT sẽ tốn kém cả về vốn đầu tư và nhân lực gấp nhiều lần sao với TTTĐTT.
Các công trình của trung tâm trao đổi chất thải:
+ Trạm cân, kiểm tra, kê khai vật liệu ra vào TTTĐCT. + Phòng thí nghiệm.
+ Kho lưu trữ các loại chất thải khác nhau (mỗi loại chất thải chứa trong kho riêng biệt)
+ Khu xử lý sơ bộ. + Phòng điều hành. + Trạm xử lý nước thải
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các quá trình sản xuất có nhiều thành phần có khả năng tái sinh, tái chế, tái sử dụng như : giấy, bao bì, vụn thủy tinh, kim loại, hóa chất,… Bên cạnh đó, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp bao gồm CTR nguy hại dạng lỏng (dầu nhớt thải, dung môi, dung dịch axit..), dạng rắn (ống mực in, xỉ chì…) và bán rắn (bùn chứa kim loại nặng…). Thực tế cho thấy tại Việt Nam, lượng chất thải này đang và sẽ tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Tại Việt Nam, quá trình trao đổi các loại phế liệu đã có từ lâu nhưng chủ yếu diễn ra giữa các cơ sở thu mua phế liệu với các nhà máy, giữa cơ sở thu mua phế liệu với các cơ sở tái sinh tái chế, giữa người mua bán ve chai với các hộ gia đình. Quá trình trao đổi này có thể gặp ở mọi nơi từ hộ gia đình cho đến các nhà máy trong KCN. Do đặc tính của chất thải công nghiệp nên các phế liệu chủ yếu được trao đổi tập trung vào chất thải rắn công nghiệp. Phương thức trao đổi chủ yếu là giữa các nhà máy và các cơ sở thu mua tái chế phế liệu từ bên ngoài KCN, chỉ một số ít nhà máy thực hiện trao đổi với nhau hoặc tái sử dụng tại chỗ. Quá trình trao đổi chất thải giữa các nhà máy với các cơ sở tư nhân thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.
Bức tranh tổng thể về KCN Amata cho thấy với tiềm năng về số lượng loại phế liệu/chất thải và sự đa dạng về ngành nghề trong KCN. Mô hình trung tâm trao đổi chất thải được xây dựng sẽ phục vụ việc trao đổi phế liệu/chất thải giữa các nhà máy trong KCN, một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời việc trao đổi chất thải sẽ hạn chế những chất thải nguy hại đi vào môi trường do hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý không hợp lý của các cơ sở thu mua phế liệu. Trung tâm trao đổi chất thải sẽ cho thấy việc trao đổi không chỉ với chất thải nguy hại mà ngay chất thải rắn cũng tham gia vào quá trình trao đổi, khi đó chi phí phải trả cho xử lý chất thải sẽ giảm và thậm chí có thể thu được lợi nhuận từ chất thải. Bên cạnh đó, TTTĐCT còn giúp các nhà máy xí nghiệp trong KCN giải quyết các vấn đề chất thải nhằm giảm áp lực cho các nhà máy trong vấn đề môi trường và chi phí xử lý chất thải.
Chất thải công nghiệp có khả năng trao đổi chủ yếu tập trung vào chất thải rắn, nước thải, do đặc tính của khí thải khó thu gom vì thế chỉ có thể tái sử dụng tại chỗ không có khả năng trao đổi.
Nước thải: Lượng nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất của các nhà máy thuộc
KCN Amata có thành phần rất khác nhau tùy theo loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất. Do đặc tính nước thải sản xuất thường có lưu lượng lớn, thành phần chất ô nhiễm cao và việc tái sử dụng chúng không mang lại lợi ích cao cho các nhà máy mà phải trả chi phí xử lý cao nên cho đến nay nước thải vẫn chưa được tái sử dụng lại.
Chất thải rắn: Kết quả khảo sát thực tế phát sinh chất thải tại KCN Amata cho thấy
chất thải có tiềm năng trao đổi với nhau rất cao, số lượng chất thải nguy hại cần được xử lý chiếm một lượng cao và cũng có khả năng trao đổi. Trong đó, chất thải rắn là nguồn có khả năng trao đổi lớn nhất.