Ướt thịt quả

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua mới trên vùng đất ven biển Hải Phòng (Trang 82 - 83)

- Vụ Xuân Hè, màu sắc vai quả cũng tương tự như vụ Thu Đông.

4.9.2.ướt thịt quả

Cùng với số ngăn hạt và độ dày thịt quả thì độ ướt thịt quả cũng là một chỉ tiêu cấu trúc nên độ chắc của quả. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi tiến hành cắt ngang quả, quan sát bề mặt của lát cắt và tiến hành đánh giá theo các mức độ: ướt, hơi ướt, khô nhẹ, khô.

Trong kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.20 và 4.21 ta thấy các tổ hợp chúng ta có độ ướt thịt quả thuộc 2 nhóm là khô nhẹ và ướt nhẹ. Trong đó nhóm ướt nhẹ có 2 tổ hợp lai trong vụ Xuân Hè là T18 và T21, các tổ hợp lai còn lại và giống đối chứng thuộc dạng khô nhẹ.

4.9.3. Hương vị

Quả cà chua thường có hương vị đặc trưng, hương vị này được tạo nên bởi chất thơm bay hơi trong quả. Đối với cà chua ăn tươi thì hương vị được người tiêu dùng quan tâm hơn cà chua chế biến. Để tiến hành đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi tiến hành cắt ngang quả cà chua và đánh giá bằng cảm quan. Hương vị cà chua được phân thành các mức như: có hương, không rõ, hăng ngái.

Qua kết quả nghiên cứu thể hiện qua bảng 4.20 và 4.21 ta thấy hai giống đối chứng và hầu hết các tổ hợp nghiên cứu đều có hương vị, trừ tổ hợp lai T11, T14, T15, T21 là không rõ hương vị.

4.9.4. Khẩu vị

Khẩu vị của thịt quả là một chỉ tiêu cần thiết đặc biệt là đối với dạng cà chua ăn tươi. Khẩu vị phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì giống đó khi đưa ra thị trường với được chấp nhận.

Khẩu vị của cà chua được đánh giá bằng cảm quan với các mức độ chua, chua dịu, nhạt, ngọt dịu, ngọt, ngọt đậm. Hàm lượng đường và axit hữu cơ trong quả là yếu tố quyết định đến khẩu vị của cà chua. Trong quả cà chua có 5-6% chất khô hòa tan, trong đó chủ yếu là đường. Các axit hữu cơ chiếm khoảng 1/10 tổng lượng chất khô. Đường Fructoza đóng góp vào độ ngọt nhiều hơn glucoza trong khi đó axit citric có ảnh hưởng đến độ chua nhiều hơn các axit khác. Lượng đường cao, axit thấp làm cho quả cà chua có vị ngọt; lượng đường thấp, axit cao làm cho quả cà chua có vị chua; lượng đường và axit cùng thấp làm cho quả cà chua có vị nhạt.

Khẩu vị của cà chua được đánh giá bằng phương pháp cảm quan.

Kết quả nghiên cứu khẩu vị các tổ hợp lai được trình bày ở bảng 4.20 và 4.21 cho thấy các tổ hợp lai nghiên cứu có 5 mức là chua, chua dịu và ngọt dịu, ngọt, ngọt đậm. Như vậy các tổ hợp lai trong nghiên cứu đều rất phù hợp với mục tiêu chế biến cũng như ăn tươi.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua mới trên vùng đất ven biển Hải Phòng (Trang 82 - 83)