Về khó khăn:

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội.doc (Trang 31 - 32)

Thực trạng tình hình tổ chức quản lý và sử dụngvốn lu động tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nộ

2.2.2.2 Về khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội cũng đang phải đơng đầu với rất nhiều những khó khăn. Để đối mặt với những khó khăn đó điều trớc tiên mà Công ty phải làm đợc đó là, nhận thức rõ đâu là khó khăn chủ yếu ảnh hởng xấu đến mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là vấn đề vốn cho hoạt động kinh doanh. Số vốn của Công ty hiện có là 12.894.644.508 đồng, nếu so với nhu cầu vốn mà hoạt động kinh doanh hiện nay đòi hỏi thì con số trên đây thật sự nhỏ bé, bởi lẽ chỉ cần nhập 1- 2 lô hàng thì số vốn đó của Công ty sẽ không còn, đó là còn cha kể tới rất nhiều các khoản chi phí cần thiết khác để duy trì hoạt động kinh doanh bình thờng. Chính vì vậy để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, Công ty phải đi vay vốn Ngân hàng với một số lợng khá lớn. Hàng năm Công ty có thể phải vay Ngân hàng từ 70 đến 90 tỷ đồng (cụ thể tại thời điểm 31/12/2004 Công ty vay ngắn hạn Ngân hàng hơn 78 tỷ đồng), và tơng ứng với điều này là khoản tiền lãi vay phải trả hàng năm cũng lên tới hàng tỷ đồng (cụ thể năm 2004 lãi vay phải trả gần 4,3 tỷ đồng. Đây là khoản chi phí rất lớn, làm cho lợi nhuận của Công ty bị sụt giảm, khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao.

- Công ty mới Cổ phần hoá đợc hơn một năm, bên cạnh những lợi thế có đợc ở trên thì hạn mức tín dụng vay tín chấp của ngân hàng cho Công ty vay giảm chỉ còn 30% so với trớc khi cổ phần hoá. Điều này gây khó khăn rất lớn cho Công ty

- Mặt bằng kinh doanh của Công ty có nguy cơ bị thu hẹp do quy hoạch phát triển đô thị của thành phố Hà Nội, mặt khác địa điểm văn phòng của Công ty còn nằm ở đờng nhỏ, nằm khuất ở dốc đứng. Đồng thời kho tàng của Công ty gần nh không có, chủ yếu phải thuê ngoài làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế, giảm khả năng cạnh trang cũng nh khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh sau này. Ngoài ra, công tác quản lý của Công ty còn cha đợc tiêu chuẩn hoá thành một hệ thống tiêu chuẩn.

- Sự cạnh tranh về kinh doanh thiết bị phụ tùng ngày càng gay gắt và quyết liệt, các Công ty xuất nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi thành phần kinh tế. Môi trờng cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế Nhà nớc với các thành phần kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết Bị Phụ Tùng Hà Nội.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w