Với những mục tiêu cũng như định hướng chung đã nêu trên thì định hướng cải cách chính sách thuế nhà thầu tại Việt Nam gồm những nội dung chính như sau: − Đối với mục tiêu quản lý ở cấp độ vĩ mô thì thuế suất được xem là vấn đề có
mức độ quan trọng rất lớn. Các quốc gia khi đầu tư vào một nước thì điều đầu tiên mà họ nhìn vào chính sách mức độ quan tâm hay ưu đãi của quốc gia đó đối với các nhà đầu tư, mà cụ thể trước hết là thể hiện qua thuế suất. Bên cạnh đó, thuế nhà thầu là loại thuế thu ngay từ gốc khi phát sinh thu nhập, qua đó nhằm
điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng không hiện diện tại Việt Nam, nên cần xây dựng một cách khoa học về mức thuế suất hiện hành nhằm khuyến khích quá trình trao đổi, ứng dụng cũng như chuyển giao công nghệ của các nước tiên tiến vào nước ta, từđó
động viên nhân công lao động nâng cao trình độ cũng như các doanh nghiệp phát triển bền vững.
− Bên cạnh thuế suất, đểđảm bảo mục tiêu chung cho nguồn thu ngân sách thì đối tượng chịu thuế cũng cần phải điều chỉnh cho phù hợp. Do vậy, thuế nhà thầu cần phải bao quát các khoản thu nhập cần thiết cho ngân sách nhà nước.
− Để đảm bảo cho chính sách thuế chung nêu trên thì thuế nhà thầu nói riêng và các thuế khác nói chung đều cần phải xem xét để mang lại hiệu quả thống nhất cho toàn nền kinh tế, theo đúng những gì mà Đảng và Nhà nước đã định hướng trong chính sách vĩ mô của mình. Thật vậy, các chính sách thuế có liên quan khác phải cùng với thuế nhà thầu xây dựng nên một hệ thống đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ thực hiện, cải cách hành chính thuế cũng như nâng cao trình