Bài học kinh nghiệm và nhận định chung

Một phần của tài liệu Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.pdf (Trang 39 - 43)

Với những nội dung về thuế nhà thầu ở các nước đã được trình bày ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng thuế này là một hình thức thuếđã được triển khai và áp dụng từ nhiều năm trước và phổ biến hầu hết ở các quốc gia trên thế giới từ

những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Úc, Nhật,… đến các nước phát triển và đang phát triển khác với điều kiện kinh tế và xã hội có những nét cũng tương

đồng hoặc gần như Việt Nam. Chính sách thuế này đã phát huy được vai trò của nó trong việc đảm bảo được nguồn thu từ các tổ chức, cá nhân không thường trú, tạo sự

công bằng cho các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài quốc gia đó. Hơn nữa, do điều kiện về nền kinh tế, chính trị và sự phát triển hệ thống thuế của mỗi nước là khác nhau nên chính sách về thuế nhà thầu đã được xây dựng, đưa ra, thực thi cũng có điểm khác nhau, tuy nhiên, một sốđặc tính cơ bản thể hiện bản chất của thuế này thì hầu hết các nước đã được phản ánh trong chính sách.

Qua việc nghiên cứu và phân tích chính sách thuế nhà thầu của các nước, chúng ta có thể rút ra một số nhận định cũng như những kinh nghiệm như sau:

Vềđối tượng nộp thuế: các nước đều áp dụng nguyên tắc đánh thuế theo thường trú và không thường trú. Thật vậy, hầu hết các quốc gia đều xem các tổ chức, cá nhân không thường trú tại nước đó, nếu có thu nhập phát sinh có nguồn gốc từ

nước này đều là đối tượng phải nộp thuế nhà thầu tương ứng. Tuy nhiên, mỗi nơi lại có quy định khác nhau cũng như định nghĩa khác nhau về thế nào là thường trú hoặc không cư trú.

Về đối tượng chịu thuế: đối tượng chịu thuế thường là các khoản thu nhập do một tổ chức hoặc cá nhân trong nước chi trả cho một tổ chức, cá nhân nước ngoài. Đa số các nước xác định đối tượng chịu thuế là cổ tức, lãi cho vay, tiền bản quyền, thanh lý, nhượng bán các tài sản khác nhau…

Về giảm trừ thuế nhà thầu: dù là quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh hay không thì hầu hết đều có tham gia ký kết các Hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương mà thông thường là các nước sẽ ký với nhau Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, và nếu các cá nhân hay tổ chức nhận được chi trả mà thuộc những quốc gia đã cam kết thì sẽđược cắt giảm thuế suất ở một mức nhất

định tùy vào điều kiện cụ thể.

Về thuế suất thuế nhà thầu: các quốc gia đều có quy định một mức thuế suất cụ

thể đối với từng đối tượng chịu thuế khác nhau. Hầu hết các mức thuế suất này

đều là tỷ lệ phần trăm cốđịnh trên giá trị chịu thuế.

Về quản lý thu và nộp thuế: đa số các nước quản lý thuế dưới hình thức cấp mã số thuế cho từng đối tượng cụ thể, các tổ chức tự kê khai, nộp thuế và quyết toán theo năm tài chính của nước đó. Cơ quan thuế của các nước này đều yêu cầu rằng những cơ quan hay cá nhân đã chi trả các khoản cho phía nước ngoài sẽ tự động giữ lại một phần theo tỷ lệđã quy định đối với khoản thanh toán đó và nộp thay cho phía nước ngoài.

Tóm lại

Chương 1 đã khái quát được sơ lược về quá trình hình thành cũng như tổng quan khái niệm về thuế nhà thầu, vai trò cũng như các nhân tố có liên quan. Đồng thời, trong chương 1 này đã trình bày và nêu được kinh nghiệm xây dựng loại thuế này của hầu hết các quốc gia, từ phát triển đến các nước đang phát triển, các nước có

điều kiện kinh tế - xã hội tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều kiện gần tương đồng với Việt Nam, từđó rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện thuế này của Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế thị trường và trong quá trình thực hiện tốt vai trò là một thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG

VỀ THUẾ NHÀ THẦU Ở VIỆT NAM

2.1. Khái lược về hoạt động đầu tư nước ngoài ảnh hưởng đến thuế nhà thầu

Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới cũng như sự kiện Việt Nam đã gia nhập và là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như là thành viên không thường trực của Liên Hiệp Quốc, ngành xây dựng nói riêng cũng như các ngành nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụđạt được nhiều cơ hội lớn chưa từng có để cho quá trình đi lên và phát triển. Thành công của công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các ngành nghề vươn lên, đầu tư nâng cao năng lực, vừa phát triển, vừa tự hoàn thiện mình, đóng góp không nhỏ tăng trưởng kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp trong ngành không ngừng lớn mạnh về

mọi mặt, làm chủ được công nghệ thiết kế và thi công xây dựng những công trình quy mô lớn, phức tạp. Hơn thế nữa, nhiều tổ chức cũng như các cá nhân nước ngoài

đã đến Việt Nam nhằm cung cấp các phương pháp khoa học, thiết bị, máy móc, phương tiện kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và hiện đại nhằm phát triển mạnh hơn các khâu, các quy trình khác nhau trong quá trình xây dựng nói riêng và các ngành kinh tế khác nói chung. Qua thời gian dài và phát triển, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng trưởng thành và khẳng định vị thế. Từ là nhà thầu thi công xây dựng, các doanh nghiệp đã trở thành nhà đầu tư, không những tạo ra sản phẩm phục vụ

nền kinh tế mà còn tích lũy đáng kể do hiệu quả đầu tư mang lại. Từ hiệu quả này, các doanh nghiệp có thêm điều kiện nâng cao đời sống người lao động, đồng thời tái đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, thay đổi hình thức quản lý... nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình. Nói về sản phẩm của quá trình này thì xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp

nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cùng với vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài khi đến Việt Nam thực hiện quá trình xây dựng với tư cách là những nhà thầu đã

được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này đã chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp cũng như việc ghi nhận số thuế có liên quan đến các đối tượng khác nhau trong quá trình xây dựng.

Bên cạnh hoạt động xây dựng nói riêng thì làn sóng các hoạt động đầu tư

trực tiếp nước ngoài trong nhiều năm qua cũng phát triển mạnh không ngừng và

đang diễn ra tại nước ta với khối lượng lớn cũng như cơ hội lớn, điều này sẽ làm cho Việt Nam có nền tảng để phát triển thêm các mục tiêu của kinh tế - xã hội như đã định hướng. Số liệu sau đây sẽ minh chứng tổng số FDI đăng ký trong vòng 22 năm, kể từ năm 1988 đến năm 2008 và ước tính cho năm 2009:

Bng 2.1 : Vn đầu tư nước ngoài ti Vit Nam t năm 1988 đến 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đơn vị tính: triệu đô la Mỹ)

1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998

371,8 582,5 839 1.322,3 2.165 2.900 6.765,6 6.530,8 8.497,3 4.649,1 3.897

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009*

1.568 2.012,4 2.503 1.557,7 1.512,8 2.084 5.300 10.200 20.300 60.217 30.000

Nguồn: Tổng cục thống kê và Cục thống kê nước ngoài, 2008

Và chúng ta có thể thấy được dòng vốn đầu tư đó đang được thực hiện bởi nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác nhau. Các nước trên thế giới không còn giới hạn việc đầu tư trong một quốc gia mà đã lan nhanh sang các nước trong khu

vực và trên toàn thế giới. Và trong thời gian khoảng từ năm 1990 đến nay thì các quốc gia đến Việt Nam càng ngày càng tăng trưởng nhanh chóng, có thể liệt kê bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Ý, Nhật Bản, Úc, Malaysia, Canada, Hà Lan, Indonesia, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Anh… Do đó, trước những yêu cầu khách quan và đòi hỏi cấp bách của thực tiễn về

hoạt động này, vào ngày 18 tháng 07 năm 1992, lần đầu tiên Việt Nam đã chính thức ban hành Thông tư số 30-TC/TCT để hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Và đây

được xem là căn cứ pháp lý đầu tiên trong các quy định về thuếđối với các tổ chức không có tư cách pháp nhân hay còn gọi là thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thuế nhà thầu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.pdf (Trang 39 - 43)