5. Kết cấu luận văn
4.2.3. Nhóm các giải pháp khác
4.2.3.1. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp các ngành có liên quan trong công tác kiểm tra thuế
Đây là công việc rất quan trọng đối với thanh tra, kiểm tra thuế do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho thanh tra, kiểm tra; cụ thể:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện tốt công tác đăng ký mã số doanh nghiệp; kịp thời cung cấp mã số cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của người nộp thuế;
- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra để phát hiện các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng hợp đồng và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng trong công tác hiện đại hóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà nước hay phát sinh các vấn đề có liên quan.
Hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế
Hoàn thiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những mục tiêu của chương trình hiện địa hóa ngành Thuế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cần được hoàn thiện theo các hướng: nghiên cứu xây dựng phần mềm máy tính hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra từ khâu thu thập, bổ sung cơ sở dữ liệu người nộp thuế; chuyển đổi dữ liệu để phân tích, đánh giá, xác định mức độ rủi ro về thuế; cụ thể:
- Xây dựng hệ thống phần mềm phân tích thông tin thu nộp thuế, tình hình sản xuất kinh doanh và phân tích kinh tế ngành... để lựa chọn những trường hợp, hiện tượng có vi phạm về thuế;
- Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động, thay đổi, tình trạng kê khai, nộp thuế và tình hình tài chính của từng tổ chức, cá nhân nộp thuế phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế;
- Xây dựng tiêu thức, tỷ suất trong thanh tra, kiểm tra. Do việc xây dựng tỷ suất hiện tại còn mang tính thủ công, làm giảm tính chính xác và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Do đó, khi phần mềm hỗ trợ xác định được các tiêu thức này sẽ làm khối lượng công việc của các cán bộ kiểm tra, thanh tra giảm đi rất nhiều và nâng cao tính chính xác cho công việc;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2.3.2. Các giải pháp đối với NNT
Người nộp thuế cần tự giác và chủ động trong thực hiện nghĩa vụ thuế như thường xuyên cập nhật thông tin chính sách thuế mới thông qua các kênh tư vấn trực tiếp tại cơ quan thuế, điện thoại, truy cập vào website ngành thuế, tự nghiên cứu tìm hiểu hay thuê dịch vụ tư vấn thuế; tự tính, tự khai và nộp thuế chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời.
- Người nộp thuế nên đầu tư vào công nghệ thông tin để phục vụ kinh doanh trong môi trường hội nhập, đăng ký sử dụng hóa đơn tự in. Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với xã hội, trong đó có nghĩa vụ nộp thuế