Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thể chế hoá văn bản pháp luật về dạy nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015.DOC (Trang 61 - 62)

10 Số trường lớp ngoài công

3.2.2.1Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thể chế hoá văn bản pháp luật về dạy nghề.

dạy nghề.

- Trên cơ sở Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường Dạy nghề giai đoạn 2002 – 2010; Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 v.v để thể chế hoá bằng các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác quy hoạch mạng lưới các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề thuộc tỉnh quản lý, để triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng tốt và có chất lượng thì cần xây dựng chính sách hỗ trợ đối với người học; các doanh

nghiệp cần chủ động trong đào tạo nhằm sớm có một đội ngũ lao động có trình độ để cung cấp cho các khu công nghiệp của tỉnh.

+ Xây dựng chính sách đối với giáo viên nói chung và dạy nghề nói riêng; chuẩn bị tốt các điều kiện tiến tới thực hiện các tiêu chí kiểm định chất lượng về dạy nghề; về đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, về chương trình chuẩn dạy nghề theo 3 cấp trình độ v.v.

+ Nghiên cứu, xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới;

+ Sửa đổi những hạn chế chính sách về học bổng, học phí, trợ cấp ưu đãi hiện hành, chính sách ưu đãi đối với cơ sở đào tạo, trong đó chú trọng các cơ sở dạy nghề và người học nghề;

+ Các doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở trường dạy nghề để tăng quy mô đào tạo, mở rộng các ngành nghề đào tạo và thuận lợi hơn trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho các Khu Công nghiệp của tỉnh;

+ Quy định về nguyên tắc xây dựng, tổ chức thực hiện và thẩm định chương trình, giáo trình đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung học nghề và cao đẳng nghề;

+ Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý về dạy nghề các cấp, tránh chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ;

+ Quy định rõ về phân luồng, liên thông giữa giáo dục và dạy nghề và giữa các cấp học nghề.

- Đẩy mạnh việc phổ biến, tuyên truyền về Luật Dạy nghề bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm chuyển biến nhận thức và hiểu biết của xã hội về dạy nghề và các quy định của luật.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015.DOC (Trang 61 - 62)