Nâng cao sức cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015.DOC (Trang 64)

10 Số trường lớp ngoài công

3.2.2.5 Nâng cao sức cạnh tranh đào tạo nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế quốc tế

kinh tế quốc tế

- Cần xây dựng một chiến lược về đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng để nâng cao năng lực hợp tác, năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực trong khu vực và cả nước trong xu thế Hội nhập kinh tế quốc tế

- Nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ về chuyên môn, mà còn tổ chức dạy tiếng nước ngoài ở tất cả các cơ sở đào tạo của tỉnh; có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho công nhân làm việc tại các Khu Công nghiệp của tỉnh được học tin học và ngoại ngữ nhất là học tiếng các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và tiếng Nga để thuận lợi trong giao tiếp và tiếp thu công nghệ mới.

- Tăng cường liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở dạy nghề nước ngoài, thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực dạy nghề; khuyến khích giáo viên nước ngoài vào dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề của tỉnh; tăng cường trao đổi giáo viên giữa các cơ sở dạy nghề trong nước với cơ sở dạy nghề nước ngoài.

- Tỉnh cần có chính sách cấp học bổng để đưa học sinh học nghề ra nước ngoài để học thêm về kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao để trở về làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh.

- Tiếp thu có chọn lọc các chương trình dạy nghề tiên tiến của thế giới; khuyến khích các hình thức liên kết dạy nghề chất lượng cao, trao đổi giáo viên, chuyên gia nước ngoài; khuyến khích giáo viên dạy nghề là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Ninh Thuận; tăng cường công tác tư vấn giúp cho học sinh của tỉnh định hướng ngành nghề khi lựa chọn du học ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008 – 2015.DOC (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w