BÀI 31 TIẾN HOÁ LỚN Câu 1: Sự phát triển của sinh giới tuân theo những cơ chế nào?

Một phần của tài liệu ôn tập sinh học theo bài chương trình sinh học 12 (Trang 50 - 51)

Câu 1: Sự phát triển của sinh giới tuân theo những cơ chế nào?

A. Sự biến đổi của khí hậu, địa chất ảnh hưởng đến thực vật, qua đó ảnh hưởng đến động vật và các mối quan hệ tương tác phức tạp trong hệ sinh thái.

B. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất. C. Sinh giới ngày càng đa dạng, tổ chức cơ thể của sinh vật ngày càng cao, thích nghi ngày càng hoàn thiện. D. Sự biến đổi của điều kiện khí hậu và địa chất tác động trực tiếp lên cơ thể động vật, thực vật và tạo nên các biến đổi di truyền được.

Câu 2: Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng A. hình thành các cấp dưới loài. B. tích luỹ các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người. C. tích luỹ những đặc điểm thích nghi tương tự ở các loài khác xa nhau trong bậc thang phân loại. D. hình thành loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.

Câu 3: Dấu hiệu nào không phải của tiến bộ sinh học?

A. Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao. B. Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao. C. Khu phân bố mở rộng và liên tục. D. Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng phong phú.

Câu 4: Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?

A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới. B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.

C. Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên. D. Tất cả các nguyên nhân nêu trên đều đúng.

Câu 5: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là

A. ngày càng đa dạng và phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. lượng ADN ngày càng tăng.

Câu 6: Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì A. hệ gen của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được.

B. cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.

C. vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi. D. vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao? A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.

B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.

C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển. D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.

Câu 8: Vì sao nhiều loài không có họ hàng trực tiếp với nhau, nhưng lại có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau? A. Vì chúng chịu cùng một loại tác nhân gây đột biến như nhau của môi trường.

B. Sự giống nhau đó là hiện tượng lại giống.

C. Vì các loài sống trong điều kiện môi trường giống nhau nên hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau. D. Do các loài bắt chước lẫn nhau về các đặc điểm thích nghi.

Câu 9: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự

A. chi --> họ --> lớp --> bộ -->ngành --> giới. B. họ -->chi --> bộ --> lớp --> ngành --> giới. C. chi --> họ --> bộ --> lớp --> Ngành --> giới. D. chi --> bộ --> họ --> lớp --> ngành --> giới.

Câu 10: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo kiểu đơn giản hoá mức độ tổ chức cơ thể?

A. Động vật có xương sống. B. Sinh vật sống cộng sinh. C. Sinh vật sống kí sinh. D. Sinh vật nhân sơ.

Câu 11: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp? A. Động vật có xương sống. B. Sinh vật sống cộng sinh. C. Sinh vật sống kí sinh. D. Sinh vật nhân sơ.

Câu 12: Nhóm sinh vật nào tiến hoá theo hướng đa dạng hoá các hình thức chuyển hoá vật chất thích nghi cao độ với các ổ sinh thái khác nhau?

A. Động vật có xương sống. B. Sinh vật sống cộng sinh. C. Sinh vật sống kí sinh. D. Sinh vật nhân sơ.

Câu 13: Nhịp điệu tiến hoá của từng nhóm sinh vật chịu sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào? A. Đột biến. B. Di nhập gen. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?

A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến các cơ thể đa bào phức tạp.

B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với điều kiện của môi trường. C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau. D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng, thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ôn tập sinh học theo bài chương trình sinh học 12 (Trang 50 - 51)