Là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của hệ thống quản lý.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức.
Việc có một cơ cấu tổ chức tinh giản, hợp lý sẽ giảm chi phí quản lý không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra cơ cấu tổ chức còn dùng để xác định vị thế để tạo động lực cho con người. Mỗi người đều có sở trường sở đoản riêng, nếu họ được sắp xếp làm việc đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn họ sẽ có điều kiện để thể hiện khả năng tiềm ẩn.
Khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần:
-Kết hợp chuyên môn hóa và tổng hợp hóa trong công việc: Chuyên môn hóa công việc làm cho người lao động dễ nâng cao chuyên môn nghề nghiệp nhưng cần phải nâng cao mức độ tổng hợp hóa tới mức có thể để người lao động có khả năng thích nghi và sáng tạo cao hơn, tinh thần lao động được cải thiện. Cần phải xây dựng mô hình tổ chức kết hợp được những ưu điểm của hai đặc tính này và hạn chế nhược điểm tới mức thấp nhất.
-Xây dựng cơ cấu tổ chức có cấp quản lý và tầm quản lý phù hợp tạo điều kiện cho thông tin đi từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong không bị chậm và các quyết định từ trên xuống dưới không bị méo mó.
-Tạo điều kiện để cấp dưới có quyền hạn và trách nhiệm tự chủ một cách tương đối.
-Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức: Một cá nhân cho dù giỏi đến mấy cũng không thể có sức mạnh bằng cả tập thể. Làm việc theo nhóm còn khiến mọi người thi đua nhau trong công việc, và bổ sung những thiếu sót cho nhau. Công cụ phối hợp có thể hệ thống thông tin và truyền thông hoặc cũng có thể là những công cụ vô hình như văn hóa doanh nghiệp và quan hệ cá nhân.
2.3.2.Các phương pháp hành chính.
Phương pháp hành chính là cách tác động trực tiếp của người lãnh đạo lên tập thể những con người dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
Phương pháp hành chính xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong tổ chức, khâu nối các phương pháp quản lý khác lại và giải quyết các vấn đề đặt ra trong hệ thống, nhanh chóng làm thay đổi hành vi của người lao động.
Các công cụ:
-Các hệ thống văn bản hành chính: Điều lệ, quy tắc, các quy trình hoạt động, kỷ luật lao động.
- Hệ thống kiểm soát: Để giám sát, đo lường, chấn chỉnh việc thực hiện công việc của nhân viên nhằm đảm bảo sự thực hiện của các kế hoạch với hiệu quả cao trong môi trường luôn luôn biến động.
Kiểm soát với nghĩa hẹp thường được hiểu là sự phát hiện những sai lệch, điều chỉnh những sai lệch đi kèm với nó là các hình thức xử phạt như vậy thì chỉ khiến nhân viên sợ hãi đôi khi không dám đưa ý tưởng đổi mới của mình vào thực nghiệm. Nhưng ngoài mục đích như vậy, tiến hành kiểm soát
còn nhằm hiểu hơn về nhân viên mà chúng ta quản lý, dự báo được những biến động nhân sự từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiên hệ thống.
Các hình thái của kiểm soát bao gồm: +Đầu vào – hành động – hiệu quả.
+Theo mối quan hệ chủ thể - đối tượng: Chủ thể và đối tượng là hai hệ thống độc lập và tự kiểm soát.
+Theo phạm vi tác động: Kiểm soát tổng thể, kiểm soát bộ phận và kiểm soát điểm.
+Theo tần suất của kiểm soát: Kiểm soát dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. -Các công cụ kiểm soát truyền thống: Các kế hoạch, phương pháp thống kê, các bản báo cáo kết quả thực hiện công việc, các phân tích chuyên môn, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật…
-Các công cụ hiện đại:
+Các kế hoạch hướng tới kết quả cuối cùng. +Các phương pháp lượng.
+Các công kỹ thuật để giám sát đo lường theo cơ chế tự động. +Hệ thống thông tin truyền thông đa phương tiện.