25Nghe Nhu động dạ cỏ mất

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y 1 chuyên ngành thú y. (Trang 26 - 28)

Nghe - Nhu động dạ cỏ mất

b. Biện pháp điều trị bệnh liệt dạ cỏ

- Nguyên tắc là làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa

 Hộ lý

- Khi mới mắc bệnh cho gia súc nhịn ăn 1-2 ngày ko hạn chế uống nước sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày

- Xoa bóp vùng dạ cỏ ngày từ 1-5 lần mỗi lần khoảng 10-15p , cho gia súc vận động nhẹ, trường hợp gia súc đau nhiều ko nên xoa bóp vùng dạ cỏ

 Dùng thuốc

- Dùng thuốc làm tăng cường nhu động dạ cỏ + Magiesulfat

 Trâu bò 300g/con  Bê , nghé 200g/con

 Hòa với 1 lít nước cho con vật uống 1 lần trong ngày điều trị + Pilocarpin 3%  Trâu bò 3-6ml/con  Bê, nghé 3ml/con  Tiêm bắp ngày 1 lần + Dung dịch NaCl 10%  Trâu bò : 200-300ml/con  Bê, nghé 200ml/con

 Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

Chú ý : gia súc có chửa không dùng thuốc kích thích co bóp cơ trơn. - Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi dạ cỏ

- Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý ( dùng thuốc an thần) - Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải độc.

Thuốc Trâu bò (ml) Bê, nghé, dê, cừu ( ml)

Glucoza 20% 1000-2000 300-500

Cafein natribenzoat 20% 20 5-10

Canxi clorua 10% 50-70 15-20

Urotropin 10% 50-70 20-30

Vitamin C 5% 20 10

Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần

- Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống

- Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn  dùng Novocain 0,25% liều 20-40ml phong bế vùng bao thận

- Để tăng cường tiêu hóa  dùng HCl 0,5% 500ml cho uống; dùng rượu tỏi 40- 60ml cho uống

- Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát  cho uống để ức chế lên men dạ cỏ

- Nếu kế phát ỉa chảy  cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột.

26

27.Anh chị hãy trình bày phương pháp chẩn đoán và biện pháp điều trị bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật?

a. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật

- Căn cứ vào những đặc điểm của bệnh

- Xuất hiện 1 cách đột ngột sau khi sia súc vận động mạnh, những rối loạn về tiêu hóa biểu hiện ko rõ. Con vật luôn đau đớn , khó chịu, đi đứng , nằm luôn ở tư thế khác thường. Dùng phương pháp khám dạ tổ ong thấy con vật đau

- Khi kế phát viêm ngoại tâm mạc, viêm cơ tim , viêm phổi thì chẩn đoán phải thận trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng bằng các phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Phương pháp Nội dung

Triệu chứng Nhìn – Quan sát

- Bệnh thường phát ra mạnh khi gia súc vận động mạnh hay khi rặn đẻ - Khi bệnh phát ra con vật thường biểu hiện liệt dạ cỏ mạn tính, giảm nhai lại, luôn ợ hơi, chướng hơi dạ cỏ mạn tính, nhu động ruột giảm, táo bón, năng suất sữa giảm, con vật đau đớn.

- Bệnh ngày càng nặng. Con vật đau đớn nên thường đứng, ngại nằng xuống đứng lên, chân khuỳnh, lưng cong

- Khi vận động con vật thường khó chịu và đau đớn.

- Gia súc thường muốn đứng yên không vận động, mắt lim dim, 2 chân trước dạng ra. Khi mệt con vật nằm xuống 1 cách thận trọng. Khi đứng dậy giống như ngựa, 2 chân trước chống lên trước, cơ run rẩy, nhất là cơ vùng khủy chân trái, con vật rên rỉ.

- Khi bệnh nặng dần : triệu chứng toàn thân rõ rang

- Thân nhiệt lên cao 39,5 -40 độ C, mũi khô, mắt sung huyết, nước mắt chảy, tĩnh mạch cổ phồng to, thở nông và ngắn, tim đập nhanh 80-100 lần/phút. Nếu kết hợp với viêm ngoại tâm mạc  rối loạn về tuần hoàn càng rõ, hiện tượng phù xuất hiện. Cuối cùng con vật kiệt sức, gầy rộc, tiêu hóa đình trệ, suy tim

Xét nghiệm máu - Số lượng bạch cầu tăng rõ, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Xét nghiệm nước tiểu - Trong nước tiểu xuất hiện Albumin, Indican tăng

b. Biện pháp điều trị bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật

- Nguyên tắc điều trị : hạn chế sự phát triển của bệnh, đề phòng trường hợp kế phát

 Hộ lý

- Để con vật yên tĩnh, cho đứng ở tư thế đầu cao, thân thấp, cho ăn thức ăn dễ tiêu nếu cần thì cho nhịn ăn và tiêm glucoza vào tĩnh mạch

 Dùng thuốc

- Bệnh mới phát : để đề phòng sự lên men trong dạ cỏ dùng thuốc ức chế sự lên

men sinh hơi ( Ichthyol 15g hòa với 1 lit nước , cho uống ngày 2-3 lần hoặc dùng Natribicarbonat 1% hòa với 1 ít Ichthyol cho uống

- Nếu con vật quá đau đớn : có thể dùng thuốc giảm đau, an thần

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập bệnh nội khoa thú y 1 chuyên ngành thú y. (Trang 26 - 28)