Khái niệm cơ bản về OFDMA

Một phần của tài liệu Kỹ thuật OFDMA ứng dụng trong hệ thống vô tuyến băng rộng WIMAX (Trang 39 - 40)

Ghép kênh chia theo tần số trực giao là một kỹ thuật ghép kênh mà chia băng tần thành các tần số sóng mang nhỏ như được chỉ ra trong hình sau. Trong hệ thống OFDM, luồng số liệu đầu vào được chia ra thành các luồng nhỏ với tốc độ số liệu nhỏ hơn và mỗi luồng nhỏ được điều chế và truyền trên một sóng mang trực giao. Hơn nữa, sự sử dụng tiền tố vòng tròn (CP) có thể hoàn toàn loại trừ xuyên nhiễu giữa các ký hiệu. CP là một sự lập lại của một đoạn cuối của khối số liệu và được gán tới đầu của đoạn tải số liệu như được chỉ ra trong hình 2.12.

Sử dụng CP để chống lại xuyên nhiễu giữa các ký hiệu và tạo cho kênh “xuất hiện” vòng tròn. Một trong những nhược điểm của CP là làm giảm hiệu quả của băng thông do sử dụng thêm ở phần tiêu đề. CP làm giảm hiệu quả sử dụng băng thông đi

một ít. Do phổ OFDM có hình rất nhọn giống như “brick-wall”, do đó một phần lớn

băng thông kênh được sử dụng cho truyền số liệu nên giúp giảm ảnh hưởng trong việc sử dụng tiền tố vòng tròn.

OFDM có thể triển khai trên nhiều dải tần số khác nhau với đa kênh bằng cách sử dụng mã hoá và thông tin tại sóng mang nhỏ trước khi đưa vào truyền dẫn. Điều chế OFDM có thể hiện thực hoá một cách hiệu quả với chuyển đổi fourier ngược nhanh. Điều này cho phép truyền một số lượng lớn các sóng mang nhỏ (2048) mà không phức tạp trong việc thực hiện. Trong một hệ thống OFDM, các tài nguyên trong miền thời gian chính là các ký hiệu OFDM và trong miền tần số là các sóng mang nhỏ. Nguồn tài nguyên “tần số” và “thời gian” có thể được tổ chức thành các kênh con dùng cho việc phân bổ tới từng người sử dụng riêng rẽ. OFDMA là một phương thức đa truy nhập cung cấp hoạt động ghép kênh luồng số liệu cho đa người sử dụng vào các kênh con đường xuống và đa truy nhập đường đa đường lên bằng phương tiện kênh con đường lên.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật OFDMA ứng dụng trong hệ thống vô tuyến băng rộng WIMAX (Trang 39 - 40)