Tồn tại của hệ thống kế toán chi phí hiện đang áp dụng

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty điện tử SAMSUNG VINA.pdf (Trang 59 - 63)

Bên cạnh ưu điểm của một hệ thống giản đơn và dễ vận hành thì hệ thống này cũng bộc lộ những tồn tại chính yếu sau:

- đồ trung tâm chi phí sắp xếp chưa phù hợp: Trong sơ đồ trung tâm chi phí hiện nay tồn tại một số trung tâm chi phí sắp xếp chưa phù hợp với thực tế quy trình sản xuất và chưa phản ánh đúng bản chất của các hoạt động dành riêng các đối tượng chịu phí liên quan (bộ phận A.I sản xuất ra bán thành phẩm chỉ phục vụ cho dây chuyền 1 nhưng do sơ đồ trung tâm chi phí thể hiện sai nên dẫn đến phân bổ cho 1 phần dây chuyền sx 2,…). Vì vậy, dẫn đến khả năng phân bổ sai chi phí.

- Chưa chi tiết hĩa trung tâm chi phí cũng như chưa tận dụng chức năng bộ

phận sinh lợi: Mặc dù một số khoản chi phí đáng kể được xác định ngay từ đầu phục vụ cho đối tượng chịu phí cụ thể, tuy nhiên, sơ đồ trung tâm chi phí hiện tại dường như rất khó chi tiết hơn nữa, nếu tiếp tục mở chi tiết thêm các trung tâm chi phí thì việc vận hành hệ thống ABC trở nên phức tạp. Vì vậy, cần thiết phải xem xét đến khả năng hỗ trợ của tin học trong việc tập hợp chi phí ngay từ đầu vào đối tượng chịu phí thông qua chức năng bộ phận sinh lợi (profitability segment).

- Các trung tâm chi phí hướng đến phòng ban hơn là hoạt động: Một số phòng ban như phòng mua vật tư, phòng giao nhận ngoài việc phục vụ cho việc mua và nhập khẩu vật tư còn phục vụ cho việc xuất khẩu. Tuy nhiên, thực tế tại Savina cho thấy các chi phí này được tập hợp chung vào trung tâm chi phí PC05 (Mua vật tư) và PC09 (Giao nhận), sau đó được đưa vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm. Điều này là chưa phù hợp với quy định kế toán hiện hành và cần thiết phải tách một phần thành chi phí bán hàng đối với phần công việc phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa.

- Các chi phí khấu hao được tập hợp vào các trung tâm chi phí chưa hướng đến các hoạt động: Một số chi phí như chi phí khấu hao máy A.I, chi phí khấu hao nhà xưởng, chi phí khấu hao quyền sử dụng đất… được tập hợp vào các trung tâm chi phí còn mang tính chất chung và chưa thực sự hướng đến các hoạt động phục

vụ cụ thể cho các đối tượng chịu phí. Vì vậy, dẫn đến việc phân bổ chi phí của các trung tâm chi phí này xuống các đối tượng chịu phí chưa chính xác.

- Chỉ lựa chọn một tiêu thức phân bổ cho việc tính giá thành: Việc lựa chọn một tiêu thức phân bổ chi phí duy nhất cho toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để tính giá thành là chưa hợp lý. Điều này, tiềm ẩn nguy cơ sai lệch thông tin giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc thiết lập lại các trung tâm chi phí hướng đến các hoạt động, lựa chọn lại các tiêu thức phân bổ phù hợp và tính toán lại giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết.

- Chi phí bán hàng vẫn tập hợp vào trung tâm chi phí chung: Các chi phí bán hàng như chi phí lương nhân viên bán hàng và tiếp thị, chi phí vận chuyển hàng bán, chi phí quãng cáo và khuyến mãi thông thường có thể xác định được ngay từ đầu phục vụ cho một số đối tượng chịu phí cụ thể, tuy nhiên, với hệ thống kế toán hiện tại chỉ tập hợp vào các trung tâm chi phí chung, sau đó, tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu phí bằng tiêu thức phân bổ duy nhất đó là doanh thu bán hàng. Điều này là chưa phù hợp và dẫn đến khả năng phân bổ sai chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn được phân bổ cho đối tương chịu phí mặc dù không có mối quan hệ nhân quả với đối tượng chịu phí: Các chi phí quản lý doanh nghiệp như phòng quản lý tin học, kế toán và nhân sự hầu như rất ít có mối quan hệ với các đối tượng chịu phí tuy nhiên vẫn được công ty tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu phí theo tiêu thức phân bổ là doanh thu bán hàng, dẫn đến khả năng cung cấp thông tin không phù hợp có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của người đọc thông tin.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Đứng trước yêu cầu phải cung cấp thông tin báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo từng đối tượng chịu phí một cách đáng tin cậy trong điều kiện kinh doanh mới khi mà ban giám đốc đã nhiều lần tỏ ra nghi ngờ về tính chính xác của thông tin này được cung cấp bởi nhà quản trị tài chính. Tác giả đã trước tiên nghiên cứu lại các chu trình làm việc thực tế cũng như cách thức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Savina. Để thuận lợi hơn cho việc trình bày phần kiến nghị của đề tài, trong quá trình trình bày nội dung chương 2, tác giả cũng lồng ghép vào thêm một số hạn chế nhất định về phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí tại Savina.

Từ những nghiên cứu thực tế phương pháp cũng như những hạn chế của phương pháp đang áp dụng cho thấy có thể đây là nguyên nhân chính gây ra sự nghi ngờ thông tin báo cáo từ ban giám đốc khi mà một số thông tin báo cáo quản trị của Savina đang đi ngược hướng với các thông tin từ các công ty con của Samsung trong tập đoàn. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu lý thuyết ABC (chương 1) cũng như phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí tại Savina (chương 2), tác giả rất có niềm tin rằng việc ứng dụng ABC vào thực tế của công ty sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí mà Savina đang áp dụng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ TẠI SAVINA

Qua tìm hiểu thực tế hệ thống kế toán chi phí tại Savina cho thấy công ty đang áp dụng hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Vì vậy, để đề tài mang tính ứng dụng thực tế, nội dung chương 3 sẽ đưa ra phương hướng xây dựng hệ thống kế toán chi phí hiện hành trên cơ sở kế thừa những mặt tích cực của hệ thống cũ, đồng thời đưa ra các kiến nghị để vận dụng ABC vào tình hình thực tế của Savina với sự cân nhắc giữa lợi ích mang lại và chi phí bỏ ra.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty điện tử SAMSUNG VINA.pdf (Trang 59 - 63)