Để tính toán lại giá thành sản phẩm theo ABC, tác giả đã thực hiện qua các trình tự như sau:
- Tập hợp lại các chi phí theo các hoạt động mới đã đề xuất.
- Dựa vào quy trình cũng như các thông tin liên quan đến quá trình sản xuất, tác giả đưa ra những tiêu thức phân bổ mới cũng như xây dựng các hệ số liên quan phục vụ cho việc phân bổ chi phí theo ABC tại Savina.
- Từ đó, tiến hành phân bổ lại chi phí các hoạt động đến từng model sản phẩm, chi tiết các chi phí hoạt động được phân bổ lại như sau:
+ Chi phí kho chứa vật tư dành cho A.I (PC71) + Chi phí kho chứa vật tư dành cho line 1 (PC72) + Chi phí kho chứa vật tư dành cho line 2 (PC73) + Chi phí kho chứa thành phẩm tạm (PC74)
+ Chi phí dành cho máy 1 của bộ phận A.I (PC81) + Chi phí dành cho máy 2 của bộ phận A.I (PC82)
+ Chi phí dành cho máy 3 và máy 4 của bộ phận A.I (PC83) + Chi phí dành cho dây chuyền sx 1 (SLN1)
+ Chi phí dành cho dây chuyền sx 2 (SLN2) + Chi phí phòng kỹ thuật sản xuất (PC02) + Chi phí phòng kiểm tra chất lượng (PC04) + Chi phí phòng mua hàng (PC05)
+ Chi phí phòng quản lý vật tư (PC06) + Chi phí phòng giao nhận (PC09) + Chi phí sản xuất tivi chung (PTC7) + Chi phí sản xuất monitor (PM07) + Chi phí sản xuất DVD (PV07)
+ Chi phí sản xuất máy giặt (WA07) + Chi phí sản xuất máy lạinh (AC07) + Chi phí sx tủ lạnh (RE07)
- Từ kết quả phân bổ chi phí lại, tác giả tiến hành tập hợp các chi phí đã được phân bổ theo từng model sản phẩm để tính toán giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó, làm cơ sở cho việc so sánh giá thành sản phẩm theo ABC với giá thành cũ đang tồn tại tại công ty.
Các bảng tính này được trình bày trong phụ lục 15.
Qua bảng tính lại giá thành theo ABC, so sánh với phương pháp tính giá thành cũ tại Savina thì hầu như các sản phẩm tivi LCD, máy lạnh và tủ lạnh có giá thành giảm rất nhiều, trong khi đó, các sản phẩm monitor, tivi thông thường khác và DVD có giá thành tăng tương đối lớn. Nguyên nhân chính của sự khác biệt này xuất phát từ việc áp dụng ABC trong việc tập hợp chi phí trực tiếp theo hoạt động, trong đó chiếm phần lớn là chi phí khấu hao máy móc, nhà xưởng và các chi phí sản xuất chung, những chi phí này được tập hợp trực tiếp hoặc phân bổ cho đối tượng chịu phí dựa trên mối quan hệ nhân – quả. Riêng các sản phẩm tivi 25’, 29’ và 32’ là những sản phẩm với mẫu mã mới nên phải tiến hành trích khấu hao khuôn với chi phí khá lơn nên sau khi áp dụng ABC làm tăng thêm chi phí khấu hao, bên cạnh đó, do áp dụng ABC nên không còn phân bổ dựa vào giá thành kế hoạch nữa, vì vậy, lại làm giảm chi phí sản xuất các sản phẩm này, cuối cùng gọp lại giữa tăng và giảm sau khi áp dụng ABC thì giá thành những sản phẩm tivi 25’, 29’ và 32’nhìn chung không có sự khác biệt lớn.
Nhìn chung, các sản phẩm thuộc về dây chuyền sản xuất 2 khi áp dụng ABC thì có giá thành sản phẩm thấp hơn so với cách tính giá thành cũ, trong khi đó giá thành các sản phẩm thuộc về dây chuyền sản xuất 1 thì có xu hướng ngược lại. Điều này cũng bộc lộ nhược điểm của phương pháp tính giá thành cũ khi đã dựa
vào tiêu thức phân bổ là giá thành kế hoạch để đồng loạt phân bổ các chi phí sản xuất xuống các model sản phẩm, trong khi đó các sản phẩm thuộc dây chuyền sản xuất 2 có giá thành kế hoạch cao nhưng không gian chiếm dụng của phân xưởng tương đối nhỏ cũng như cần rất ít sự đóng góp của các bộ phận quản lý sản xuất chung, điều này làm sai lệch đáng kể giá thành giữa các model sản phẩm.
Như vậy, với xu hướng tiêu dùng thị trường điện-điện tử ngày càng chuộn các kích cở tivi lớn, đặc biệt là dòng sản phẩm tivi LCD với mẫu mã gọn đẹp và là thị trường rất tiềm năng tại Việt Nam. Qua việc tính toán lại giá thành theo ABC đã mở ra một triển vọng mới cho việc mở rộng thị trường tivi LCD, giờ đây Ban giám đốc công ty có thể áp dụng chiến lược về giá bán để cạnh tranh và thống lĩnh thị trường tivi LCD tại Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm tivi có kích cỡ nhỏ sẽ dần dần bị thay thế bởi các sản phẩm có kích cỡ lớn hơn do nhu cầu thị trường càng ít đi và lợi nhuận của các dòng sản phẩm này không còn hấp dẫn nữa.