Ảnh hưởng của kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2010.doc (Trang 50 - 53)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.1. Ảnh hưởng của kinh tế

a) Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước và của ngành khách sạn – nhà hàng

Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, có điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các nghành dịch công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta trong mấy năm vừa qua đạt tỉ lệ khá cao. Tính theo giá so sánh năm 1994 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 8,18 % năm 2006 và năm 2007 con số này là 8,48 %. Trong 3 năm liên tiếp đạt trên mốc 8 %/năm.

Bảng 19: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2005 – 2007

ĐVT: Tỉ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng sản phẩm 392.996 425.135 461.189

Tốc độ tăng trưởng (%) - 8,18 8,48

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Bảng trên cho thấy kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, điều này sẽ tạo ra các cơ hội rất lớn cho các nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Riêng đối với thành phố Cần Thơ, tốc độ tăng trưởng GDP cũng đạt tốc độ rất cao và cao hơn mức tăng trưởng GDP của cả nước.

“Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 3 năm (2005 - 2007) đạt 16,08%, riêng năm 2007 đạt 16,27% - là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 15,16 triệu đồng, riêng năm 2007 đạt 18,19 triệu đồng.” (Tạp chí Cộng sản số 6 (150) năm 2008 – “Thành phố Cần Thơ trên con đường đổi mới và hội nhập”. Tác giả Nguyễn Tấn Quyên – Bí thư Thành uỷ Thành phố Cần Thơ)

Bảng 20 : Tăng trưởng GDP Cần Thơ 2005 – 2007

Đvt:% 2005 2006 2007 Tăng trưởng 2005- 2007

Cần Thơ 16,6 16,2 16,3 16,1

(Nguồn: Cục thống kê Thành phố Cần Thơ)

Kinh tế thời hội nhập, mọi thứ phát triển mạnh mẽ. Trong điều kiện toàn cầu hóa, sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ và du lịch lại càng cho chúng ta thấy rõ điều này, đặc biệt là lĩnh vực khách sạn – nhà hàng.

Chỉ tiêu Thực hiện (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Tổng 839.211 973.791 1.143.442 100,00 100,00 100,00 Dịch vụ 319.003 370.771 436.146 38,01 38,08 38,14 Nhà hàng khách sạn 29.329 35.861 44.953 3,49 3,68 3,93

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Lĩnh vực khách sạn – nhà hàng ngày càng chiếm cơ cấu cao trong tổng GDP của cả nước, nếu trong năm 2005 chỉ chiếm có 3,04 % thì năm 2006 tỉ lệ này là 3,68 % và con số này lên tới 3,93 % trong năm 2007.

Đây là những chứng minh cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ nói chung và lĩnh vực nhà hàng – khách sạn nói riêng của cả nước.

Riêng Thành phố Cần Thơ, chỉ xét trong 3 năm 2005 – 2007, ngành du lịch phát triển càng mạnh mẽ:

Bảng 22: Cơ cấu doanh thu ngành du lịch Thành phố Cần Thơ 2005 - 2007

Chỉ tiêu Thực hiện (Triệu đồng) Cơ cấu (%)

2005 2006 2007 2005 2006 2007

Tổng 231.260 270.980 365.000 100,00 100,00 100,00

Thuê phòng 80.247 95.842 140.175 34,70 35,37 38,41

(Nguồn: Sở du lịch Thành phố Cần Thơ)

Qua bảng thống kê ta thấy doanh thu của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ, tăng trong 3 năm 2005 – 2007, riêng trong năm 2007 đã tăng 34,7% so với năm 2006 đạt 365 tỉ đồng, dịch vụ thuê phòng năm 2007 tăng 46,3 % so với năm 2006 đạt 98,8 tỉ đồng chiếm 38,41 % doanh thu ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Dự báo trong 3 năm tới ngành du lịch sẽ có những mức tăng trưởng cao do xu hướng ngày càng tăng của ngành.

Điều này cho thấy một cơ hội rất lớn cho việc kinh doanh của Hoà Bình nhằm tranh thủ sự phát triển chung của toàn ngành.

Tuy nhiên, có một đe doạ song song với cơ hội đó đối với Hoà Bình là sự gia nhập ngành ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Điều này sẽ khiến việc cạnh tranh ngày càng thêm gay gắt hơn.

b) Biến động giá cả

Cùng với việc tăng trưởng kinh tế nóng ở tỉ lệ rất cao, giá cả cũng có xu hướng tăng nhanh chóng:

“Giá tiêu dùng năm 2007 diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%.

Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%.” (Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2007 - Tổng cục thống kê)

Nhìn chung, giá cả các nhóm dịch vụ ăn uống là điểm đáng chú ý nhất tác động trực tiếp và mạnh nhất tới ngành kinh doanh của khách sạn – nhà hàng Hòa Bình, vì con số này lên tới 11,6% cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP tới 3,12% và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian sắp tới. Đây là một đe doạ cho hoạt động kinh doanh của Hoà Bình.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho khách sạn Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2010.doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w