0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CỬU LONG – TRÀ VINH.PDF (Trang 76 -79 )

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.2.4 Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ

Mỗi nhóm hàng đều có tỷ suất lợi nhuận khác nhau nên khi thay đổi kết cấu hàng hoá tiêu thụ thì tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung cũng khác nhau. Nhóm hàng có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Nếu trong quá trình tiêu thụ, tăng khối lượng hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm khối lượng hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận thấp thì tỷ suất lợi nhuận bình quân tăng lên. Vì vậy, trong kết cấu hàng hoá tiêu thụ nên tăng khối lượng hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm khối lượng hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận thấp thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tính vào tổng doanh thu sau khi cộng doanh thu từ các mặt hàng nên ta xét tỷ suất lãi gộp/doanh thu.

Dựa vào bảng 15 trang 62 ta sẽ thấy được ảnh hưởng của cơ cấu hàng hoá đến mức lãi gộp.

Nhìn chung, tỷ suất lãi gộp mặt hàng tôm hàng năm đều tăng và cao nhất vào năm 2008. Mặt hàng cá có tỷ suất lãi gộp giảm hàng năm và giảm mạnh vào năm 2008.

Trong năm 2006, mặt hàng tôm đạt doanh thu cao nhưng thu được lãi gộp thấp, do tình hình cạnh tranh thu mua nguyên liệu với những doanh nghiệp cùng ngành và là thời điểm hút hàng nên phải chi khoản chi phí giá vốn cao. Và do đặc điểm ngành đây là hệ số phù hợp cho việc trang trải chi phí bất biến để đạt lợi nhuận. Đồng thời, hệ số lãi gộp của mặt hàng cá là chưa phù hợp vì thu mua nguyên liệu với giá vốn cao nhưng bán ra với giá thành tương đối thấp nên lãi gộp thu được thấp. Vì vậy, Công ty cần tăng giá bán mặt hàng cá để đạt chỉ tiêu lợi nhuận.

Năm 2007, tỷ suất lãi gộp mặt hàng cá thấp hơn năm 2006. Tuy năm 2007 số lượng bán ra rất thấp nhưng bán với giá cao hơn nhiều so với năm 2007, vì vậy, hệ số lãi gộp phù hợp với đặc điểm mặt hàng. Đồng thời, mặt hàng tôm có tỷ suất lãi gộp cao hơn năm 2006 là do lãi gộp và doanh thu thu được trong năm 2007 tăng. Và năm 2007 là năm phát triển kinh tế và là thời điểm cao cho

BảNG 15: TỶ SUẤT LÃI GỘP/DOANH THU TỪ NĂM 2006 - 2008

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lãi gộp Doanh thu TSLG

(%)

Lãi gộp Doanh thu TSLG

(%)

Lãi gộp Doanh thu TSLG

(%)

Tôm các loại 24.597 500.472 4,91 43.727,97 613.380,85 7,13 50.459 586.558 8,60

Cá 290 1.201 24,15 0,03 0,15 20 480 8.479 5,66

BảNG 16: TỶ SUẤT GIÁ VỐN HÀNG BÁN CÁC MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 - 2008

Chỉ tiêu Năm 2006 (%) Năm 2007 (%) Năm 2008 (%)

Tôm các loại 94,33 92,59 91,26

việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản mà điển hình là mặt hàng tôm nên giá bán cao và Công ty có kênh thu mua nguyên liệu đã giảm được khoản chi phí giá vốn hợp lý do đó thu lợi nhuận và lãi gộp cao. Hệ số lãi gộp năm 2007 là thích hợp với đặc điểm mặt hàng để đạt lợi nhuận.

Năm 2008, tình hình kinh doanh của Công ty có sự biến đổi, mặc dù doanh thu nhìn chung giảm nhưng tỷ suất lãi gộp mặt hàng tôm cao là do lãi gộp thu được thấp. Lãi gộp thấp là do giá sản phẩm bán ra thấp, vì chịu ảnh hưởng của tình hình lạm phát nên giá vốn nguyên liệu thu mua cao. Đồng thời, năm 2008 Công ty mở rông thị phần sản xuất cá tra xuất khẩu, nên số lượng cá tăng đột biến và doanh thu tăng cao, nhưng do năm 2008 là năm chịu sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng nên giá cá bán ra thấp hơn nhiều so với năm 2007 đây là nguyên nhân giảm lãi gộp. Nhưng đây cũng là hệi số cần phát huy cho mặt hàng cá. Tuy chịu ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân làm lợi nhuận năm 2008 giảm nhưng cũng đạt chỉ tiêu Công ty đề ra và hệ số lãi gộp thích hợp với đặc điểm mặt hàng đạt lợi nhuận.

Hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Bên cạnh đó, ta cũng xét đến tỷ suất giá vốn hàng bán để thấy được nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ cũng có ảnh hưởng không kém phần quan trọng đến lợi nhuận của Công ty.

Từ bảng 16 trang 62 ta thấy:

+ Mặt hàng tôm có tỷ suất giá vốn hàng bán thấp dần hàng năm nên tăng mức doanh thu và lợi nhuận trong việc tiêu thụ mặt hàng này. Tỷ suất giá vốn thấp dần là hiện tượng tốt cần phát huy hơn nữa vì như vậy chứng tỏ Công ty đã điều chỉnh và giảm được những khoản chi phí thu mua hợp lý, và do một phần Công ty đã xây dựng được khu nuôi trồng nguyên liệu.

+ Mặt hàng cá có tỷ suất giá vốn tăng hàng năm là do đây là mặt hàng thứ yếu Công ty vẫn chưa xác định chính xác cơ cấu mặt hàng và không có kênh thu mua thích hợp, chưa tạo vùng nguyên liệu còn lệ thuộc vào người nuôi, đây là yếu tố làm tăng chi phí giá vốn giảm doanh thu.

Như vậy dựa vào tỷ suất lãi gộp và tỷ suất giá vốn hàng bán của từng mặt hàng, ta thấy mặt hàng tôm là mặt hàng chủ yếu và có tỷ suất giá vốn hàng bán

giảm hàng năm nên chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu và lợi nhuận. Được như vậy là do Công ty nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có ngu ồn nguyên liệu dồi vào, gần Duyên hải thuộc vùng nuôi tôm truyền thống và có chi nhánh thuộc huyện Duyên Hải nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển nguyên liệu và hiện nay Công ty đã xây dựng được vùng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Đồng thời ban lãnh đạo có bước đi đúng đắn tránh lệ thuộc vào một thị trường.

Còn mặt hàng cá có tỷ suất tăng hàng năm, nhưng cũng không ảnh hưởng


Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CỬU LONG – TRÀ VINH.PDF (Trang 76 -79 )

×