Thuận lợi và khó khăn của ngân hàng năm 2008

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 34)

3.6.1. Thuận lợi

- Những cơ chế chính sách ngân hàng ban hành, quy định của ngành ngân hàng đã đi sát vào thực tiển hơn, phát huy hiệu quả hơn, tạo điều kiện thu hút vốn, đầu tư tín dụng, các vấn đề đảm bảo nợ xử lý nợ.

- Có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, khỏe có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao, tận tụy trong công việc vì mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng tăng trưởng khá cao thể hiện niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng càng ngày càng tốt hơn.

- Cơ sở kỹ thuật được trang bị khá đầy đủ.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì sai xót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.

- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

3.6.2. Khó khăn

- Lãi suất tiền gửi thường xuyên biến động do áp lực cạnh tranh.

- Số lượng và mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng ngày càng được mở rộng tạo sức ép ngày càng lớn đối với mọi ngân hàng.

Tình hình xử lý nợ tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ thuộc nhiều vào cơ quan pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao.

- TÌnh hình kinh tế phức tạp do nhiều yếu tố: lạm phát, thi ên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng.

3.7. Định hướng phát triển 3.7.1. Tôn chỉ hoạt động 3.7.1. Tôn chỉ hoạt động

SHB sẽ trở thành ngân hàng bán lẽ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho thị trường có chọn lựa, ngân hàng hoạt động bền vững và an toàn, phát triển bên vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3.7.2. Mục tiêu tổng quát

Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, tự bền vững về tài chính; áp dụng công nghệ thông tin hiên đại, cung cấp các dịch vụ tiện ích thuận lợi, đa dạng, tạo thông thoáng đến các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư ở đô thị; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực cạnh tranh; thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.7.3. Kế hoạch trong thời gian tới

Theo kế hoạch trong thời gian tới SHB sẽ tăng tổng tài sản lên 25.000 tỷ đồng và mở rộng thêm trên 60 chi nhánh, và điểm giao dịch trên toàn quốc và lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt được 650 tỷ đồng.

Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn – Hà Nội (SHF) với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng đã chính thức được ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận nguyên tắc về việc thành lập và hoạt động. Ngay sau khi được chấp thuận SHF đã gấp rút chuẩn bị các công tác cần thiết để công ty sớm đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2008.

CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. Phân tích tình hình huy động vốn

4.1.1. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động tín dụng kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các th ành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ của ngân h àng qua 3 năm có sự tăng trưởng tương đối cao. Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn khác, và đến năm 2006 khi ngân hàng chuyển đổi qui mô thành ngân hàng TMCP thì nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng nhảy vọt. Bảng số liệu sau sẽ thể hiện cụ thể tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm.

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 02: Tình hình tổng quát nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 770.001 58,22 9.896.654 80,02 11.743.226 81,66 9.126.653 1185,3 1.846.572 18,7 Vốn tài trợ ủy thác đầu tư 31.674 2,40 51.899 0,42 25.473 0,18 20.225 63,9 -26.426 -50,9 Tài sản nợ khác 9.512 0,72 240.478 1,94 345.955 2,41 230.966 2428,2 105.477 43,9 Vốn và các quỹ 511.295 38,66 2.178.409 17,61 2.266.655 15,76 1.667.114 326,1 88.246 4,1 Tổng 1.322.482 100 12.367.441 100 14.381.310 100 11.044.959 835,2 2.013.869 16,3

Qua nguồn số liệu ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tổng nguồn vốn là 1.322.482 triệu đồng qua năm 2007 là 12.367.441triệu đồng tăng 11.044.959 triệu đồng và 835,2% so với năm 2006, có sự tăng trưởng như vậy là do ngân hàng đã chuyển đổi qui mô từ ngân hàng nông thôn sang Ngân hàng TMCP. Đến năm 2008 nguồn vốn của ngân hàng là 14.381.310 triệu đồng, tiếp tục tăng 2.013.869 triệu đồng với tốc độ tăng 16,3% so với năm 2007.

Điều này cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của ngân hàng xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế ngày càng tăng và ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay; do đó ngân h àng cần phải khơi tăng nguồn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng lượng vốn huy động thường xuyên chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2006, vốn huy động chiếm 58,22% trên tổng nguồn vốn, sang năm 2007 là 80,02% và năm 2008 là 81,66%. Ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn tăng lên hàng năm, điều này cho thấy ngân hàng đã chú trọng hơn trong khâu huy động vốn, một khâu quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn lớn để hoạt động và phát triển. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua ngân hàng luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư vốn.

Các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong tổng nguồn vốn. Vốn khác là các khoản vốn từ vốn tài trợ ủy thác đầu tư, tài sản nợ khác và các quỹ. Tuy nhiên, nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn của ngân hàng thêm dồi dào cho phép ngân hàng chủ động trong việc cho vay đối với các chủ thể kinh tế và dân cư.

4.1.2. Tình hình huy động vốn

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động nguồn lực vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho

doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vay trò trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội. Thông qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư và cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng nhu cầu gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Đối với ngân hàng vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn nên ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Cần Thơ luôn linh hoạt trong công tác huy động vốn nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất.

Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Cụ thể tình hình nguồn vốn huy động qua 3 năm như sau:

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 03 - Tình hình huy động vốn 3 năm (2006, 2007 và 2008) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tiền gửi tổ chức tín dụng khác 402.000 52,2 7.091.785 71,7 2.235.084 19,0 6.689.785 1664,1 -4.856.701 -68,5 2. Tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế khác

368.001 47,8 2.804.869 28,3 9.508.142 81,0 2.436.868 662,2 6.703.273 239,0

Tổng 770.001 100,0 9.896.654 100,0 11.743.226 100,0 9.126.653 1185,3 1.846.572 18,7

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét như sau:

- Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm, năm 2007 đạt 9.896.654 triệu đồng tăng 9.126.653 tương với 1185,3%. Đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động tăng 1.846.572 triệu đồng tương ứng với 18,7% so với năm 2007, mức tăng của tổng nguồn vốn chủ yếu là do lượng vốn huy động trong năm tăng cao.

- Trong thời gian qua ngân hàng đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hóa nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của ban điều hành, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác những chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên tạo được sự uy tính đối với khách hàng nên lượng giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng.

* Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên ngân hàng… Mỗi ngân hàng phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm để thực hiện các khoản thanh toán, chuyển tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, ủy nhiệm chi, séc…) cho khách hàng ở ngân hàng khác. Đây cũng là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ được điều chuyển và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 nó chiếm trọng 52,2%, sang đến năm 2007 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng lớn tới 71,7% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động vốn lớn từ các tổ chức tín dụng không phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Thấy được điều này nên sang năm 2008, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đã được kiểm soát, chỉ còn chiếm 19,0% tổng nguồn vốn huy động. Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh. Tình hình số tiền qua 3 năm như sau: tiền gửi của tổ chức tín dụng năm 2007 đạt 7.091.785

triệu đồng tăng 6.689.785 triệu đồng tương ứng tăng 1664,1% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng gấp nhiều lần như vậy là do năm 2007, ngân hàng đã phát triển thành ngân hàng TMCP với qui mô hoạt động lớn hơn nhiều so với năm 2006 là ngân hàng nông thôn, có quan hệ giao dịch với nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong khu vực cũng như trong cả nước. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì lượng tiền gửi này đã giảm xuống còn 2.235.084 triệu đồng, như vậy năm 2008 đã giảm 4.856.701 triệu đồng tương đương giảm 68,5% so với năm 2007. Việc giảm sút của tiền gửi tình hình năm 2008 các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác đều thiếu vốn, nên họ hạn chế gửi tiền nhiều ở ngân hàng khác mà họ tận dụng nguồn tiền đó để đầu tư hoặc cho vay để thu lợi nhuận.

* Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế khác

Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế khác chiếm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngân hàng, nguồn vốn từ loại tiền gửi này càng lớn thì chứng tỏ ngân hàng càng được người dân và các tổ chức kinh tế biết đến càng nhiều. Trong năm 2006, tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế khác chiếm tỷ trọng 47,8% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2007 thì tỷ trọng của tiền gửi loại này giảm còn 28,3%. Qua đó, ta thấy trong năm 2007 đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng và các dân cư giử tiết kiệm. Lý do là trong thời gian này số lượng các doanh nghiệp mới thành lập thanh toán qua ngân hàng trên địa bàn tăng không nhiều và người dân thì có một nguồn đầu tư sinh lợi lớn hơn lãi suất của ngân hàng đó là bất động sản, thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, sang năm 2008 thì tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế lại tăng cao chiếm 81,0% trên nguồn vốn huy động. Điều này là do ngân hàng có nhiều hình thức khuyến mãi, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ nên thu hút được nhiều khách hàng biết đến, gửi tiền và giao dịch tại ngân hàng.

Khi nhìn về mặt số tiền của tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư thì ta thấy nó đều tăng hàng năm. Năm 2007 tăng 2.436.868 triệu đồng tương ứng với 662.2% so với năm 2006; năm 2008 tăng 6.703.273 triệu đồng với tốc độ tăng 239,0% so với năm 2007. Đối với loại tiền gửi này khách hàng là các doanh nghiệp,

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)