Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 60 - 64)

Với tình hình cho vay và thu n ợ theo thời hạn trong 3 năm qua ta có tình hình dư nợ được thể hiện trong bảng số liệu sau:

P

Phhâânn ttíícchh ttììnnhh hhììnnhh hhooạạtt đđộộnngg ttààii cchhíínnhh ttạạii NNHH TTMMCCPP SSHHBB cchhii nnhháánnhh CCầầnn TThhơơ

Bảng 08 - Tình hình dư nợ theo thời hạn năm trong 3 năm (2006, 2007 và 2008)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh chênh lệch 2007 với 2006 2008 với 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 311.544 63,2 2.671.477 63,9 3.437.552 55,2 2.359.933 757,5 766.075 28,7 Trung và dài hạn 181.440 36,8 1.512.026 36,1 2.789.587 44,8 1.330.586 733,3 1.277.561 84,5 Tổng 492.984 100,0 4.183.503 100,0 6.227.139 100,0 3.690.519 748,6 2.043.636 48,8

Tổng dư nợ theo thời hạn (2006 - 2008) 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng

Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng

Biểu đồ 03 - Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng 3 năm (2006, 2007 và 2008)

Do nhu cầu tăng trưởng tín dụng hàng năm theo chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra, thêm vào đó nhu cầu tín dụng trên địa bàn trong những năm gần đây cũng tăng cao hơn làm cho doanh số cho vay gia tăng , nhưng kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kì hạn thu nợ cũng khác nhau do đó những dư nợ tín dụng cũng tăng. Nhìn vào số liệu ta thấy: tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có phần chênh lệch giữa các năm, đặc biệt đã tăng mạnh vào năm 2007, với tốc độ tăng 3.690.519 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 748,6% so với năm 2006, sang năm 2008 thì tốc độ này giảm xuống nhưng vẫn tăng so với năm 2007, cụ thể năm 2008 tăng 2.043.636 triệu đồng, tương ứng tăng 48,8% so với năm 2007. Trong đó:

* Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ ngắn hạn của ngân hàng vẫn chiếm ưu thế trong tổng dư nợ. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước: năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 2.671.477triệu đồng tăng 2.359.933 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 757,5%, đến năm 2008 dư nợ này tăng thêm 766.075 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 28,7 % so với năm 2007. Khoảng chênh lệch dư nợ rất lớn nguyên nhân chủ yếu là do trong

năm 2007 tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh diễn ra sôi động, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng và có đủ điều kiện để ngân hàng cho vay nên đã được ngân hàng đáp ứng; sang năm 2008, chuyển biến nền kinh tế có nhiều bất ổn nên có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân rất dè dặt trong việc vay vốn của ngân hàng để kinh doanh vì sợ kết quả thu được không cao. Từ đó tốc độ tăng dư nợ của năm 2008 so với năm 2007 không cao bằng tốc độ của năm 2007 so với năm 2006. Về tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn thì có sự sụt giảm đáng kể ở năm 2008 so với 2 năm trước. Ta có, năm 2006 tỷ trọng là 63,2%, tuy có tăng chút đỉnh ở năm 2007 là 63,9% nhưng giảm mạnh ở năm 2008, chỉ còn 55,2%. Cơ cấu dư nợ ngắn hạn của ngân hàng giảm như vậy là do ngân hàng có xu hướng chuyển sang cho vay dài hạn để có được nguồn ổn định lâu dài trong thời gian tới.

* Dư nợ trung và dài hạn

Đối với dư nợ trung và dài hạn về mặt số tiền thì cũng tương tự như vậy, năm 2006 dư nợ trung và dài hạn là 181.440 triệu đồng chiểm tỷ trọng 36,8%, sang năm 2007 thì tăng lên 1.512.026 triệu đồng với tỷ trọng 36,1%, tăng 1.330.586 triệu đồng tương đương tăng 733,3% so với năm 2006. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn đã tăng lên ở năm 2008, nó chiếm 44,8% trong tổng dư nợ của ngân hàng và tăng lên 2.789.587 triệu đồng. Như vậy đã tăng 1.277.561 triệu đồng ứng với tăng 84,5% so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì mức tăng dư nợ trung và dài hạn của năm 2008 so với năm 2007 nhỏ hơn nhiều tỷ lệ tăng của năm 2007 so với năm 2006, tuy nhiên nếu xét về mặt số tiền tăng thì mức tăng của năm 2008 so với năm 2007 cũng tương đương gần bằng với mức tăng năm 2007 so với năm 2006. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng có chính sách cho vay hợp lý như: cho vay tín chấp, chiết khấu chứng từ, cho vay với lãi suất thỏa thuận… làm cho hiệu quả hoạt động tăng tạo nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng dư nợ phải kết hợp tốt với công tác thu nợ nếu không cho dù dư nợ có tăng mà thu nợ không tốt thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tóm lại, với việc mở rộng đầu tư đã được thực hiện trong chính sách cho vay ta thấy dư nợ của ngân hàng qua các năm đạt kết quả tốt, đặc biệt trong việc chuyển dịch cơ cấu tăng dư nợ trung và dài hạn. Kết quả này đã chứng tỏ khả năng sử dụng

vốn của ngân hàng trong việc đầu tư tín dụng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)