Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đó

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo (Trang 41 - 43)

4. Vai trò của phụ nữ trong tấn công nghèo đó

4.4.Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tấn công nghèo đó

30

(Trích trong bài báo: “Vai trò phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, ở trang web Văn hiến Việt Nam-Diễn đàn trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc – Tác giả: Hoàng Thị Ái Nhiên).

42

4.4.1. Phụ nữ nông thôn giữ vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, đã áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật v ào sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao

Phụ nữ nông thôn chiếm 50,8% dân số và khoảng 49% lao động nông thôn (năm 2002). Năm 2002, tỷ suất hoạt động kinh tế của phụ nữ nông thôn tương đối c ao, đạt 71% (phụ nữ thành thị đạt 56%).

- Với mức 65% lực lượng lao động trong sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, đội ngũ cán bộ nữ khoa học, phụ nữ nông dân đã có đóng góp rất quan trọng vào thành tựu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của nước ta. (Theo báo cáo CEDAW lần 5).

- Phụ nữ nông thôn tham gia hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp, nhiều khâu giữ vai trò chính (chiếm tới 70 - 80% lực lượng lao động) như gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, chăn nuôi. Phụ nữ chiếm 60- 70% lao động trong các nghề như đan lát, bện tết (mây, tre, nứa), thêu ren, ươm tơ, dệt vải, dệt chiếu, chế biến lương thực, thực phẩm vv...

Phụ nữ nông dân, những người giữ vai trò chủ đạo trong trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ chế biến…đã tham gia ngày càng tích cực, có hiệu quả các hoạt động khuyến nông, các hoạt động phổ biến, hướng dẫn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất… đã mạnh dạn tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và phương pháp làm ăn mới, góp phần tạo ra sản phẩm cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Một bộ phận phụ nữ đã mạnh dạn phát triển kinh tế trang trại và doanh nghiệp hộ gia đình, thực hiện c huyển dịch c ơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kinh tế thị trường. Góp phần bảo đảm an ninh lương thực và giữ vững vị trí là nước xuất khẩu gạo trên thế giới.

Tình hình phụ nữ tham gia các hoạt động khuyến nông đã được cải thiện. Với ưu điểm là cẩn thận, chuyên cần, chu đáo và là người tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình

43

canh tác nông nghiệp nên việc áp dụng khoa học công nghệ của phụ nữ khá hiệu quả. Theo số liệu điều tra của Hội LHPNVN năm 2003, c ả nước c ó 2.796.685 phụ nữ tham gia vào hướng dẫn, phổ biến, chuyển giao kỹ thuật, c ông nghệ mới. 31

4.4.2. Phụ nữ nông thôn đã tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển và hoạt động cộng đồng

Hội LHPNVN đã có kế hoạch cụ thể hướng dẫn cho c ác cấp hội vận động phụ nữ tham gia như: tích cực đi họp, chủ động tham gia bàn bạc các chủ trương và quy định đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội tại địa bàn v.v... Việc ban hành Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân c hủ ở xã (với nhiều quy định mới) đã tạo thêm các cơ hội thuận lợi cho phụ nữ tham gia bàn bạc, quyết định, thực hiện và giám sát các kế hoạch phát triển ở cơ sở. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có tiếng nói đại diện thông qua hoạt động và những đóng góp của các cấp hội phụ nữ trong quản lý nhà nước ở các địa phương theo tinh thần Quyết định số 163/HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng và nay là Nghị định số 19/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Kết quả đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp của các trường đại học, trung học và dạy nghề nông, lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, tỷ lệ nữ sinh trúng tuyển năm học 2002-2003 là: đại học 27,58%, cao đẳng 52,66%, trung học 52,89% và dạy nghề 27,9%. Năm 2002, tỷ lệ nữ tham gia đào tạo ở các bậc học có sự khác

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo (Trang 41 - 43)