Quan hệ giới và sự thiếu quyền quyết định trong nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo (Trang 28 - 31)

Sự tham gia của phụ nữ vào chính trị và ra quyết định chưa đạt được tiến triển như ở các lĩnh vực khác. Trong số các quốc gia Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ tham gia nghị trường cao nhất. Trên thế giới, Việt Nam cũng đứng hàng cao, xếp thứ 18 về số đại biểu quốc hội là nữ. Tỷ lệ ở cấp quốc gia cũng cho thấy một vài cải thiện qua các khóa quốc hội liên tiếp (Hình 7). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ tham gia các c ấp uỷ Đảng nhiệm kỳ 2005- 2010, chỉ đạt 13,5%, trong khi mục tiêu đặt ra trong KHHĐ vì sự tiến bộ của Phụ nữ lần thứ 2 là 15% (Bộ KH&ĐT/Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ 2006). Trong các c ơ quan Quốc hội, phụ nữ thường có mặt nhiều ở các Ủy ban tập trung vào các vấn đề chính trị “mềm”. Ví dụ, các Ủy ban về các vấn đề xã hội, Ủy ban văn hóa, giáo dục và thanh niên có 40% là phụ nữ. Tương tự, Ủy ban dân tộc thiểu số có 44% là nữ giới.

Ngược lại với điều này, ở các Ủy ban mang tính chiến lược lại có rất ít phụ nữ: 13% ở Ủy ban ngân sách và kinh tế, hay 0% ở Ủy ban quốc phòng và an ninh (ADB 2005).

29

Biểu đồ 3. Tỷ lệ nữ trong các hội đồng nhân dân

(Nguồn: báo cáo hành chính của Văn phòng quốc hội)

Chính quyền địa phương bao gồm ba cấp: tỉnh, huyện và xã. Mỗi cấp đều có một Hội đồng nhân dân do người dân bầu ra, đóng vai trò giám sát và một Ủy ban nhân dân được bổ nhiệm có quyền ra quyết định. Sự tham gia của phụ nữ vào Hội đồng nhân dân các c ấp đã tăng lên cho tới cấp quốc gia (Bộ KH&ĐT/Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ 2006). Ở cấp hành chính công trung ương, có rất ít phụ nữ nắm các chức vụ lãnh đạo (Bảng 5). Ở cấp trung ương trong năm 2005, người đứng đầu hoặc cấp phó các sở, ban, ngành là nữ chỉ chiếm tương ứng là 6% và 14% (Bộ KH&ĐT-Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ,

30

2006). Ở các cấp địa phương, đa số các sở và ở hầu hết các lĩnh vực hầu như không có phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo.

Bảng 8. Tỷ lệ lãnh đạo nữ ở cấp trung ương (% )

Cấp 1987-1991 1992-1996 1997-2002 2005 Bộ trưởng và cấp tương đương 10 12 13 12 Phó bộ trưởng và cấp tương đương 7 7 9 9 Giám đốc sở và cấp tương đương 13 13 12 6 Phó giám đốc sở và cấp tương đương 9 12 8 14 Giám đốc ban, cục 25 Phó giám đốc ban, cục 33

Nguồn: TCTK-Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam 2005, Bộ KH&ĐT/Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam `2006, KHHĐ vì sự tiến bộ của phụ nữ 3

Đáng lo lắng hơn là ở một số lĩnh vực có sự giảm sút của đại diện nữ giới trong thập kỷ vừa qua, ví dụ như bộ máy tư pháp là nơi mà số lượng nữ giới ở cấp huyện giảm 13% trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2003.24

24

31

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo (Trang 28 - 31)