Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt nam.pdf (Trang 172 - 191)

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Ban chỉ đạo phát triển công nghệ quốc gia cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có hình thức thanh toán thẻ;

- Nghiên cứu đề xuất Quốc hội hoặc ban hành mới hoặc bổ sung các văn bản pháp quy điều chỉnh hình thức thanh toán thẻ ở Việt Nam.

- Cần có những ch−ơng trình đầu t− hoặc hỗ trợ đầu t− cho việc mở rộng hình thức thanh toán thẻ nh− hỗ trợ kinh phí đầu t−, cấp đất xây dựng các cơ sở sản xuất thẻ, sản xuất máy móc trang thiết bị liên quan...

- Chỉ đạo phát triển mạnh cơ sở hạ tầng viễn thông,

- Các quy định pháp lý về thanh toán về dịch vụ thẻ,… cần sớm đ−ợc hoàn thiện và bổ sung. Luật séc cần phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định về các dịch vụ ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử,… cần sớm đ−ợc ban hành đầy đủ và cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Nhà n−ớc cần nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thẻ để điều chỉnh các hành vi liên quan, đặc biệt là liên quan đến tranh chấp, rủi ro, làm cơ sở để xử lý khi xảy ra. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi có liên quan đến yếu tố n−ớc ngoài.

- Các cơ quan quản lý kinh tế, xl hội, pháp luật cần có sự quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực thanh toán thẻ, thông qua việc đề ra các chính sách, quy chế, quy định tạo môi tr−ờng pháp lý đầy đủ để nghiệp vụ thẻ ngân hàng có điều kiện phát triển lành mạnh đúng h−ớng.

- Quy định về dự phòng trong thanh toán thẻ.

- Đẩy mạnh công tác chống tội phạm vi phạm gian lận về thẻ.

- Tăng c−ờng đầu t− cho những ph−ơng tiện phát hiện những gian lận về thẻ, đặc biệt là những gian lận tinh vi trên mạng Internet hiện nay.

- Hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý khắc phục những bất cập giữa quy chế hiện hành về phát hành và thanh toán thẻ với các văn bản pháp lý có liên quan.

Nhà n−ớc nên xem xét, hỗ trợ dành −u tiên đối với những hoạt động liên quan đến thanh toán thẻ nh−:

- Giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ hoặc tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động nhập khẩu này của các ngân hàng.

- T−ơng lai, cần phải đầu t− thành lập các cơ sở, nhà máy sản xuất các máy móc hoặc các linh kiện thay thế cho các thiết bị phục vụ cho phát hành và thanh toán thẻ nh− máy dập thẻ, máy ATM, POS nhằm giảm giá thành, tạo điều kiện cho các ngân hàng có khả năng tự trang bị và trang bị cho các đại lý đầy đủ, rộng rli hơn, cũng nh− có kế hoạch sản xuất thẻ thay thế cho nguồn thẻ trắng chúng ta đang phải nhập từ n−ớc ngoài với chi phí cao.

Nhà n−ớc cần có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các Ngân hàng th−ơng mại phát triển mạnh các dịch vụ tài chính - ngân hàng.

Mức thuế thu đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng cũng nên đ−ợc điều chỉnh giảm xuống đối với các chi nhánh NHTM, hay NHTM đang hoạt động ở các vùng nông thôn nói chung, để khuyến khích các NHTM đẩy mạnh đầu t−, hiện đại hoá công nghệ, mở rộng các dịch vụ ngân hàng. Khoản thuế đ−ợc giảm đó giành cho đầu t− hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và dịch vụ thanh toán.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà n−ớc

- Ngân hàng Nhà n−ớc trực tiếp đề ra định h−ớng phát triển thị tr−ờng thẻ và chỉ đạo, giám sát các ngân hàng th−ơng mại thực hiện. Đảm bảo môi

tr−ờng bình đẳng để các ngân hàng th−ơng mại hoạt động, cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển với lợi ích kinh tế cao, tránh đầu t− tràn lan, chồng cheo và llng phí.

- Ngân hàng Nhà n−ớc hỗ trợ kỹ thuật cũng nh− kinh phí để các ngân hàng th−ơng mại phát triển nghiệp vụ thẻ trong khả năng cho phép. Chú trọng đến hạ tầng cơ sở kỹ thuật dùng chung cho các hệ thống ATM của các ngân hàng th−ơng mại.

- Ngân hàng Nhà n−ớc chỉ đạo để sớm hoàn thiện toàn bộ Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán, phát huy và khai thác hiệu quả của Dự án này, làm cơ sở cho hình thức thanh toán thẻ phát triển thuận lợi.

- Cho đến nay, các văn bản pháp quy về thẻ do NHNN ban hành đều còn thiếu và còn nhiều bất cập, không cập nhật hoặc phù hợp với thực tiễn về tính chất cũng nh− phạm vi sử dụng của các loại thẻ. Với vai trò là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động của dịch vụ thẻ dựa nhiều trên khả năng hỗ trợ của công nghệ cần phải có các qui định riêng để tạo điều kiện cho các ngân hàng trong quá trình thực hiện.

- Nghiên cứu trình Chính phủ đ−a dần quy định mở và sử dụng tài khoản cá nhân tại ngân hàng là bắt buộc đối với mọi ng−ời dân, tr−ớc mắt có thể áp dụng đối với cán bộ công chức nhà n−ớc và cán bộ trong các doanh nghiệp nhà n−ớc.

- Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối:

Chính sách quản lý ngoại hối hiện nay đl có quy định về đồng tiền thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ và tại các ngân hàng tuỳ theo chức năng hoạt động và hình thức đầu t− vốn, nh−ng việc sử dụng thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hành tại thị tr−ờng n−ớc ngoài vẫn ch−a đ−ợc quy định. Theo xu h−ớng phát triển chung của thế giới, Việt Nam đl định h−ớng từng b−ớc tự do hoá các giao dịch vlng lai. Để phù hợp với định h−ớng này và tạo điều kiện cho hình thức thanh toán thẻ phát triển, chính sách quản lý ngoại hối cần có quy định định đối với việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế cũng nh− thẻ ghi nợ

do ngân hàng Việt Nam phát hành tại n−ớc ngoài.

- Mở rộng và hoàn thiện Hệ thống thông tin tín dụng cho hoạt động phát hành thẻ:

Rủi ro của hình thức thanh toán thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng có liên quan mật thiết đến thông tin của chủ thẻ và các ĐVCNT. Hiện nay, Trung tâm thông tin tín dụng NHNN VN và Hệ thống thông tin tín dụng mới chủ yếu phục vụ cho các ngân hàng th−ơng mại bằng các thông tin khách hàng là doanh nghiệp, giúp các ngân hàng đánh giá doanh nghiệp để quyết định đầu t− mà ch−a đề cập, bao quát đến số khách hàng là thể nhân. Do vậy, Hệ thống thông tin tín dụng cần đ−ợc tiếp tục bổ sung các thông tin về chủ thẻ tín dụng của các NHTMVN vì thực chất mối quan hệ giữa chủ thẻ và NHPHT là tín dụng tuần hoàn. Các thông tin về chủ thẻ tín dụng sẽ giúp các ngân hàng quản trị đ−ợc rủi ro trong nghiệp vụ của mình.

Để triển khai đ−ợc nội dung này, Ngân hàng Nhà n−ớc cần đ−a ra các yêu cầu bắt buộc đối với các NHPHT trong việc cung cấp cập nhật các thông tin về chủ thẻ, bổ sung vào hệ thống thông tin dùng chung cho các ngân hàng th−ơng mại.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà n−ớc nên giới thiệu và giúp các ngân hàng th−ơng mại thu thập các thông tin, tài liệu cơ bản và chuyên sâu về nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cho các ngân hàng th−ơng mại trong n−ớc có điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng n−ớc ngoài trong việc phát triển dịch vụ thẻ.

- Thành lập công ty cung ứng tiền mặt cho các máy ATM:

Trong hoạt động nghiệp vụ thẻ ATM của ngân hàng th−ơng mại, một trong những công việc tốn kém thời gian và nhân lực là việc phân loại tiền mặt đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho máy ATM cũng nh− việc nạp vào tiền vào các máy ATM đ−ợc bố trí rộng khắp trong phạm vi cả n−ớc. Điều này sẽ phức tạp và trở nên kém hiệu quả khi các máy ATM đ−ợc đặt ở những vùng không có chi nhánh của ngân hàng th−ơng mại đó hoặc cùng một chỗ có nhiều ngân

hàng th−ơng mại cùng đặt máy ATM vì từng ngân hàng đề phải lo bố trí nạp tiền vào máy của mình khi hết tiền, đều phải di chuyển tiền từ trụ sở đến máy ATM.

Do vậy, giải pháp đề xuất với Ngân hàng Nhà n−ớc nên nghiên cứu thành lập Công ty cung ứng tiền mặt cho các máy ATM của tất cả các ngân hàng th−ơng mại ký hợp đồng với Công ty.

Công ty có chi nhánh tại các địa ph−ơng, các vùng có đặt máy ATM của các ngân hàng th−ơng mại. Trên cơ sở hệ thống quản lý ATM của mình, các NHTM sẽ thông báo yêu cầu nạp tiền tới Công ty và Công ty sẽ triển khai thực hiện việc cung ứng nạp tiền vào máy ATM và sẽ quyết toán với các ngân hàng yêu cầu cả phần tiền đl cung ứng và thu phí dịch vụ.

Tuy nhiên, để triển khai đ−ợc dịch vụ này đòi hỏi phải có sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn của Ngân hàng Nhà n−ớc trong lĩnh vực ban hành chế độ và cung ứng tiền mặt đủ tiêu chuẩn cho máy ATM hoạt động.

- Hỗ trợ các Ngân hàng th−ơng mại:

Hỗ trợ, h−ớng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế độ báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và các yêu cầu của Ngân hàng Nhà n−ớc.

Ngân hàng Nhà n−ớc nên có chính sách trợ giúp các ngân hàng th−ơng mại Việt Nam trong việc phát triển thị tr−ờng thẻ trong n−ớc. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà n−ớc cũng cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với các ngân hàng vi phạm quy định chung trong hoạt động thẻ nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy thị tr−ờng thẻ tại Việt Nam phát triển.

- Đầu t− để phát triển công nghệ thẻ:

Đầu t− để phát triển công nghệ thẻ là đầu t− dài hạn với quy mô lớn. Bản thân từng ngân hàng th−ơng mại khó có đủ khả năng trang trải. Do vậy, hơn ai hết, Ngân hàng Nhà n−ớc cần đ−a ra định h−ớng phát triển thẻ để trên cơ sở đó các ngân hàng th−ơng mại xây dựng định h−ớng phát triển của mình để tránh chồng chéo gây llng phí hoặc tản mát, cọc cạch không tận dụng đ−ợc

những lợi thế chung.

3.3.3. Đối với các bộ ngành chức năng khác

- Các Bộ, Ngành liên quan nh− Bộ Công an, Bộ thông tin và truyền thông, Bộ Tài chính... cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà n−ớc để nghiên cứu ban hành các văn bản pháp quy h−ớng dẫn xử lý cụ thể các vấn đề phát sinh liên quan đến hình thức thanh toán thẻ nh− xử lý tranh chấp, xử lý vi phạm, gian lận trong sử dụng thẻ, cạnh tranh không lành mạnh, cơ chế xử lý rủi ro..., chỉ đạo các Vụ, Cục, Phòng Ban chức năng liên quan phối hợp xử lý nhanh gọn các vấn đề phát sinh khi đ−ợc các ngân hàng th−ơng mại đề nghị.

- Bộ thông tin và truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam cần có định h−ớng và −u đli hỗ trợ các ngân hàng th−ơng mại trong việc thực hiện và quảng bá phát triển hình thức thanh toán thẻ trong dân c−. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

- Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam cần nghiên cứu cho ra đời sản phẩm bảo hiểm hoạt động thẻ trong tất cả các quá trình phát hành, sử dụng và thanh toán của các ngân hàng th−ơng mại khi xảy ra rủi ro.

Các ngành, các cấp hữu quan cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt, có những chủ tr−ơng chính sách, biện pháp đúng đắn kịp thời nh− chấp nhận thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng, thu tiền điện, tiền n−ớc, tiền thuế, cùng Ngân hàng Nhà n−ớc tổ chức tuyên truyền vận động một cách có hệ thống thông qua các cơ quan báo chí để mọi ng−ời dân đều hiểu và nắm đ−ợc các tiện lợi và an toàn trong sử dụng thẻ, giúp ng−ời dân làm quen với những dịch vu ngân hàng ngày một tiện ích và phát triển trong đời sống kinh tế xl hội hiện đại. Việc giáo dục cho mọi ng−ời dân có ý thức bảo vệ các thiết bị kỹ thuật lắp đặt trên đ−ờng phố, nơi công cộng, trong đó có máy ATM cũng rất cần thiết vì hiện nay nhiều ng−ời dân Việt Nam ch−a có ý thức này. Thực tế cho thấy rằng, ở các n−ớc công nghiệp thì dịch vụ thẻ rất phát triển vì mọi ng−ời đều biết đến thẻ thanh toán, sự tiện lợi

của việc dùng thẻ, do vậy họ thích dùng thẻ hơn là dùng tiền mặt, đồng thời ở đây mọi ng−ời dân, kể cả trẻ em đều có ý thức bảo vệ các thiết bị kỹ thuật liên quan đến thanh toán thẻ lắp đặt tại nơi công cộng. Ngoài ra, việc tuyên truyền khuyến khích ng−ời dân không chỉ hạn chế trong phạm vi đối t−ợng là các cán bộ ở các cơ quan lớn mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng mà phải đối với mọi ng−ời dân, vì đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện việc mở rộng thanh toán qua ngân hàng bằng thẻ. Tr−ớc mắt có thể thúc đẩy mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng mà không cần một số d− tối thiểu nh− quy định hiện hành tại ngân hàng. Trên cơ sở đó có thể khuyến khích công chúng thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

Các cơ quan Nhà n−ớc có thể đi đầu trong việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Tr−ớc hết, có thể thực hiện chi trả l−ơng cho cán bộ thông qua hệ thống tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng. Sau đó có thể mở rộng thanh toán học phí, tiền điện, thuế qua Ngân hàng để ng−ời dân làm quen với các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Một biện pháp mà Nhà n−ớc cần làm nữa là việc quản lý chặt chẽ việc nắm giữ và dùng ngoại tệ. Nếu Nhà n−ớc quản lý chặt chẽ vấn đề này thì ng−ời dân sẽ tự cảm thấy rằng trong các tr−ờng hợp đi ra n−ớc ngoài để mua hàng hoá nhập khẩu thì việc mua thẻ là tiện lợi nhất.

Ngoài ra, việc duy trì ổn định kinh tế - chính trị, duy trì chỉ số lạm pháp hợp lý, khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài, phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, tăng thu nhập của ng−ời lao động và công chức cũng là những vấn đề mà Nhà n−ớc nên làm để khuyến khích sự phát triển của thẻ thanh toán.

Đặc biệt, tới đây cần phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện chặt chẽ và có hiệu quả ch−ơng trình an ninh mạng ATM, bảo đảm an toàn cho hệ thống máy rút tiền tự động của ngân hàng. Thực tế thời gian qua đl xẩy ra tình trạng cá biệt nhân viên ngân hàng ăn cắp đ−ợc mật khẩu và sử dụng thủ đoạn tinh vi khác ăn cắp tiền của khách hàng thông qua giao dịch một cửa và thông qua máy ATM. Một quy chế về phòng ngừa rủi ro trong việc sử dụng thẻ tín

dụng nội địa hay thẻ tín dụng quốc tế đối với các ngân hàng ở Việt Nam cũng hết sức cấp thiết. Bởi vì một cá nhân có thể mở nhiều tại khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, sử dụng thẻ tín dụng do nhiều ngân hàng khác nhau phát hành, trong khi đó nguồn thu nhập của họ có hạn. Tại một số n−ớc họ đl có trung tâm phòng ngừa rủi ro về tín dụng thẻ. Việt Nam mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng, thu thập và cung cấp thông tin về tín dụng của các doanh nghiệp, còn thông tin phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ thẻ tín dụng thì ch−a có. Yêu cầu nâng cấp và phát triển mạng viễn thông ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu dịch vụ thẻ nói chung và giao dịch ngân hàng điện tử nói chung là hết sức

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt nam.pdf (Trang 172 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)