KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHIẾU THĂM DÒ Ở MỘT SỐ CÔNG TY LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao vị thế bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài.pdf (Trang 28 - 33)

LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

Vào tháng 06/2003, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 473 công ty liên doanh nước ngoài đang hoạt động với quy mô và lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng. Tác giả đã thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp nghiên cứu điều tra qua thư tín (phiếu thăm dò gồm 11 câu hỏi) tại 100 liên doanh nước ngoài, đối tượng gửi là đại diện đối tác bên Việt Nam trong liên doanh và đã nhận được 20% số phiếu trả lời trên tổng số phiếu gửi đi. Sau đây là tóm tắt kết quả: 2.2.1. Về thông tin cá nhân:

i. Độ tuổi đa số là từ 40- 50 tuổi (55%), 27% từ 30- 40 tuổi. ii. Chủ yếu là nam (chiếm 73%).

iii. Lĩnh vực hoạt động của liên doanh: đa số là kinh doanh- dịch vụ (64%). 2.2.2. Về môi trường hoạt động của công ty liên doanh trong thời gian 05

năm gần đây (1998- 2003):

i. Quy định của luật pháp và các bộ, ngành, địa phương: đa số cho rằng không ổn định (55%), 27% cho là ổn định và 18% tương đối ổn định. ii. Chủ trương, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: 64% nhận định là hơi

thuế, tiền thuê đất là khoản chi định kỳ dài hạn, trong khi họ quan tâm nhiều đến việc giảm chi phí hoạt động hàng ngày); 27% cho là không hấp dẫn đầu tư, không làm nhà đầu tư an tâm; chỉ có 9% cho là hấp dẫn. iii. Cơ chế quản lý của Nhà nước: 45% cho là thuận lợi, 18% cho là không

thuận lợi. Số còn lại cho rằng chỉ tương đối thuận lợi vì chưa thật sự thông thoáng, còn nhiều bất cập và chưa có hướng ổn định lâu dài.

iv. Quy mô thị trường Việt Nam: 63% cho là vừa và 37% cho là nhỏ.

v. Mức độ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam: 46% cho rằng cao (có ý kiến nhận định còn thể hiện sự không lành mạnh nhưng không được Nhà nước chấn chỉnh có hiệu quả), 27% cho là thấp và 27% cho là hơi cao.

2.2.3. Về tình hình hoạt động và một số thông tin khác của các công ty liên doanh trong thời gian 05 năm gần đây (1998- 2003):

i. Kết quả kinh doanh: 55% thua lỗ, 18% bắt đầu có lãi trong vài năm gần đây, 27% hoạt động có lãi.

ii. Vốn đầu tư: 45% từ 10 triệu USD trở lên nhưng chỉ có 18% có vốn pháp định trên 10 triệu USD. Đa số (73%) liên doanh đều vay vốn.

iii. 82% liên doanh được cấp Giấy phép đầu tư từ năm 1991 đến năm 1996. 2.2.4. Hình thức và tỷ lệ góp vốn của đối tác bên Việt Nam:

i. 36% liên doanh có tỷ lệ góp vốn bên Việt Nam dưới 30%; 36% liên doanh có tỷ lệ từ 30% đến 39%; 28% liên doanh có tỷ lệ từ 40%- 49%. Không có liên doanh nào có tỷ lệ góp vốn bên Việt Nam từ 50% trở lên. ii. Bên Việt Nam chủ yếu (81%) góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và

quyền sở hữu nhà cửa. Số còn lại góp bằng phương tiện hoặc tiền VND. 2.2.5. Về đội ngũ cán bộ bên Việt Nam:

i. Đa số cán bộ tham gia Ban Tổng giám đốc là chuyên trách (63%), số còn lại trong Ban Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị là kiêm nhiệm.

ii. Quan hệ với đại diện đối tác bên nước ngoài tại công ty liên doanh: 45% bình thường và 55% tốt.

iii. Năng lực:

Tiêu chuẩn YẾU TRUNG BÌNH KHÁ GIỎI

Trình độ ngoại ngữ 18% 28% 36% 18%

Trình độ vi tính 18% 18% 64% 0

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 0 27% 64% 9%

Quan điểm, bản lĩnh chính trị 0 36% 55% 9%

2.2.6. Các biện pháp nâng cao vị thế bên Việt Nam tại liên doanh: 2.2.6.1. Về môi trường pháp lý (Luật và các văn bản dưới luật):

+ Không cần nhiều văn bản dưới luật, để tránh trùng lắp và mâu thuẫn nhau. + Luật phải rõ ràng, cụ thể, có tính lâu dài, khả thi và có giám sát thực hiện. + Luật trước khi ban hành cần phải tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, có nghiệm thu một cách hệ thống và kịp thời chỉnh sửa cho phù hợp.

+ Các văn bản pháp lý của Việt Nam phải được dịch ra nhiều thứ tiếng để nhà đầu tư nước ngoài có thể nắm vững và tuân thủ.

+ Đối tác Việt Nam phải hướng hoạt động của liên doanh theo đúng luật (được cụ thể bằng Điều lệ liên doanh) thông qua các cuộc họp Hội đồng quản trị và công tác điều hành quản lý hàng ngày.

+ Xóa bỏ cơ chế hai giá.

2.2.6.2. Về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và bên Việt Nam: + Phối hợp bình đẳng, rõ ràng, theo pháp luật. Xóa bỏ cơ chế xin- cho.

+ Phải lấy phương châm: “Sản xuất kinh doanh là gốc”, “Nuôi sản xuất kinh doanh” để Nhà nước phát triển mạnh hơn, tránh tư tưởng và hành động vì quyền lợi cục bộ của bộ, ngành, địa phương, tránh để doanh nghiệp phải tuân thủ bằng mọi giá các quy định cứng nhắc, lỗi thời của bộ máy hành chính mà triệt tiêu sản xuất kinh doanh, gây tổn thất cho toàn dân và đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ chế hành chính một cửa, trực tiếp, đối thoại và hợp tác. Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn khi đơn vị có văn bản đệ trình xin cấp phép hoặc trình báo nhờ giải quyết. Cán bộ cơ quan chức năng phải tránh chuyện nhũng nhiễu, quan liêu khi giải quyết vấn đề. Nên tổ chức thường xuyên các cuộc gặp gỡ, trao đổi để thông tin và xác lập cơ chế phối hợp phù hợp.

+ Nên luật hóa để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, tuy chỉ là cơ chế phối hợp; hạn chế chức năng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. + Các chế tài phải đủ mạnh để bên Việt Nam không bị thiệt thòi khi liên doanh: mất thương hiệu, bị đồng hóa, mất cán bộ...

+ Các cơ quan chủ quản cần quan tâm đến liên doanh có vốn góp của mình. + Tổ chức Đảng, đoàn thể phải phát huy được vai trò của mình để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và đối tác bên Việt Nam.

2.2.6.3. Về đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các bên liên doanh: + Phải hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. + Cân bằng về tỷ lệ góp vốn.

+ Cơ cấu nhân sự chủ chốt phải có đủ tâm, trí, lực, dũng để tiếp nhận và đương đầu với các khó khăn.

+ Phải nắm được văn hóa và tâm lý đối tác khi giải quyết vấn đề. Cần mềm dẻo nhưng rất cương quyết để thuyết phục, không nên tạo sự căng thẳng hay im lặng, tránh né khi hai bên đang bàn bạc để giải quyết vấn đề.

+ Nhà nước phải có các chính sách phù hợp về thị trường, đầu tư, thuế, tiền thuê đất, thu hút lao động có trình độ cao...

+ Lấy hiệu quả kinh doanh trên cơ sở quy định của pháp luật làm điểm tương đồng chung để đẩy mạnh quan hệ hợp tác.

+ Hợp đồng liên doanh cần quy định rõ điều kiện, quyền cách chức Ban Tổng giám đốc để tránh xung đột giữa hai bên (do lợi ích cá nhân) trong liên doanh. + Thường xuyên tổ chức các khóa học, viếng thăm giữa hai bên để có thêm sự hiểu biết và quan hệ mật thiết với nhau.

2.2.6.4. Về tỷ lệ và hình thức vốn góp của bên Việt Nam tại liên doanh:

+ Tùy loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước quy định tỷ lệ và hình thức góp vốn cho phù hợp để nâng cao vị thế bên Việt Nam.

+ Nếu có khả năng thì mỗi bên nên góp một nửa tỷ lệ góp vốn (bằng tiền mặt, phương tiện hoặc cơ sở vật chất), nếu không thì là 1/3 và bên Việt Nam phải bù đắp bằng cách xử lý thật giỏi trong quan hệ với các cơ quan công quyền.

2.2.6.5.Tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ bên Việt Nam (thứ tự giảm dần): i. Khả năng quản lý giỏi.

ii. Chuyên môn, nghiệp vụ.

iii. Khả năng quan hệ với đối tác nước ngoài. iv. Trình độ ngoại ngữ.

v. Năng động, sáng tạo.

vi. Quan điểm lập trường, bản lĩnh chính trị. vii. Am hiểu kinh tế thị trường.

viii. Trình độ vi tính.

ix. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. x. Cá tính.

Ngoài ra, để nâng cao vị thế bên Việt Nam trong liên doanh, cán bộ bên Việt Nam cần phải có quan hệ rộng với các cơ quan công quyền, am hiểu văn hóa bên đối tác; các chức danh chủ chốt (Ban Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị) phải là cán bộ chuyên trách; thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn và chính trị; đặc biệt là phải có quy hoạch và luân chuyển cán bộ sau khi đã giữ nhiệm vụ tối đa từ 03 đến 05 năm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao vị thế bên Việt Nam tại các liên doanh nước ngoài.pdf (Trang 28 - 33)