Mặt hàng gạo

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco.pdf (Trang 35 - 36)

Trong tất cả các mặt hàng kinh doanh của Công ty cổ phần Gentraco, mặt hàng gạo luôn đóng vai trò quan trọng nhất và là mặt hàng chủ lực của Công ty vì nó luôn chiếm một khoản thu lớn nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Qua bảng 3.3 chúng ta thấy: doanh thu từ mặt hàng này luôn tăng qua các năm, cụ thể là doanh thu từ mặt hàng gạo tăng từ mức 1.200.035 triệu đồng năm 2006 lên mức 1.318.644 triệu đồng năm 2007 tức tăng 9,88% và đến năm 2008 doanh thu của gạo đạt 2.530.271 triệu đồng tăng 91,88% so với năm 2007 và tăng 110,85% so với năm 2006. Nguyên nhân là do thị trường lương thực thế giới biến động theo hướng cung không đủ cầu bởi các quốc gia có “quyền lực” có tác động đến thị trường lương thực thế giới đều có những biến động về tình hình cung ứng lương thực, cụ thể: Ấn Độ phải giảm tiến độ xuất khNu gạo và nhập khNu thêm lúa mì để bù đắp lượng gạo thiếu hụt, Inđônêxia trước đây không nhập khNu gạo, năm nay cũng phải nhập khNu hơn 1,3 triệu tấn. Đặc biệt, Ôxtrâylia, nước sản xuất lúa mì lớn trên thế giới với sản lượng khoảng 24 triệu tấn/năm, nhưng năm 2007 chỉ thu hoạch được khoảng 9 triệu tấn. Ngay cả vụ lúa mì mới năm 2008 của Ôxtrâylia dự kiến cũng chỉ thu hoạch ở khoảng 12-13 triệu tấn và vẫn tiếp tục giảm. Song song đó, việc cắt giảm sản lượng ngô từ “túi” lương thực sang “túi” nhiên liệu để sử dụng điều chế ethanol thay cho xăng của Mỹ cũng ảnh hưởng đến thị trường lương thực. Những tác động này đã góp phần làm cho cung - cầu lương thực trên thị trường thế giới biến động lớn và làm cho mặt hàng gạo của Việt Nam “lên ngôi”. Do nhu cầu tăng mạnh, nên có thể nói xuất khNu gạo năm 2007 luôn ở trong tình trạng không có hàng để bán đã dẫn đến giá gạo bình quân xuất khNu của Việt Nam năm 2007 đạt 295 USD/tấn, tăng 41 USD/tấn so với năm 2006.

Sang năm 2008, tình trạng thiếu hụt lương thực ở các nước trên thế giới vẫn còn ở mức cao do tình hình lũ lụt, hạn hán ở nhiều nước vẫn còn tiếp tục xảy ra dẫn đến nông sản sẽ thiếu hụt, đặc biệt là lúa mì bị giảm sản lượng nghiêm trọng nên

Lan nước xuất khNu gạo lớn nhất thế giới chỉ dự kiến xuất khNu khoảng 8,7 triệu tấn, giảm so với năm 2007 do tồn kho giảm. Ở Ấn Độ do thiếu hụt lúa mì và ngô nên dự kiến xuất khNu khoảng 3,5 triệu tấn sẽ không thực hiện được. Trung Quốc có khả năng không xuất khNu và tăng nhập khNu gạo, nông sản. Trong khi đó nhu cầu nhập khNu lại tăng cao ở một số nước như Bangladesh dự kiến nhập khNu 1 triệu tấn và Philippines nhập khoảng 2 triệu tấn đã đNy giá gạo xuất khNu của Việt Nam tăng cao, cụ thể: giá của gạo 5% tấm xuất khNu của nước ta đạt 400 USD/tấn, tăng trung bình 105 USD/tấn so với năm 2007, gạo 25% cũng tăng lên đến 370 USD/tấn. Đáng chú ý là giá gạo xuất khNu của Việt Nam vào tháng 04 năm 2008 có khi lên đến 1.050 USD/tấn đã tạo nên một nguồn thu khổng lồ cho Công ty trong khi thị trường xuất khNu của Công ty đang mở rộng đến 47 quốc gia và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Gentraco.pdf (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)