Tình hình thanh toán qua máy ATM

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh của dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 61)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

4.2.1 Tình hình thanh toán qua máy ATM

Với thói quen sử dụng tiền mặt của dân chúng trong thanh toán nên việc triển khai dịch vụ thanh toán bằng thẻ ATM của Ngân hàng là khá khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực của Ngân hàng trong việc đưa dịch vụ thẻ đến với cộng đồng trong những năm gần đây, tình hình thanh toán qua thẻ dần được cải thiện và cũng đạt được những kết quả khả quan.

BẢNG 6: TÌNH HÌNH THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG TẠI VCB CẦN THƠ (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Thanh toán HH, DV 5.429 11.423 13.679 Ứng tiền mặt 2.522 2.620 3.296 Tổng 7.951 14.043 16.975

(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

BẢNG 7: TÌNH HÌNH THANH TOÁN THẺ CONNECT 24 TẠI VCB CẦN THƠ (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục 2006 2007 2008

Doanh số rút tiền mặt 860.592 1.138.103 1.448.701

Doanh số chuyển khoản 45.294 72.645 110.048

Tổng 905.886 1.210.748 1.558.749

(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ) Từ bảng 6 và bảng 7 ta có bảng số liệu sau:

BẢNG 8: CHÊNH LỆCH DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 Số tiền TL % Số tiền TL % Thẻ tín dụng 7.951 14.043 16.975 6.092 76,62 2.932 20,88 Thẻ Connect 24 905.886 1.210.748 1.558.749 304.862 33,65 348.001 28,74 (Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ) Đối với thẻ tín dụng quốc tế tổng doanh số thanh toán qua các năm 2006-

2008 đều tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể năm 2007 tổng doanh số thanh toán là 14.043 triệu đồng tăng 6.092 triệu đồng (tăng 76,62%) so với năm 2006, năm

2008 tổng doanh số thanh toán là 16.975 triệu đồng tăng 2.932 triệu đồng (tăng 20,88%) so với năm 2007, tuy có tăng nhưng tốc độ tăng của năm 2008 không bằng tốc độ tăng của năm 2007. Trong thanh toán bằng thẻ tín dụng thì việc thanh toán bằng chuyển khoản tại các điểm POS chiếm phần lớn trong tổng doanh thanh toán của thẻ tín dụng vì các đối tượng thanh toán chủ yếu là các khách du lịch nước ngoài. Doanh số thanh toán tại POS qua 3 năm không ngừng tăng, năm 2007 doanh số thanh toán tại POS là 11.423 triệu đồng tăng 5.994 triệu đồng (tăng 110,41%) so với năm 2006, năm 2008 tăng doanh số thanh toán tại POS là 13.679 triệu đồng tăng 2.256 triệu đồng (tăng 19,765%) so với năm 2007. Doanh số ứng tiền mặt bằng thẻ tín dụng qua các năm cũng tăng, cụ thể năm 2007 tăng 98 triệu đồng (tăng 3,88%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 676 triệu đồng (tăng 25,8%) so với năm 2007. Các khách h àng sử dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng chủ yếu là các khách du lịch nước ngoài nên việc ứng tiền mặt là rất hạn chế mà thanh toán bằng chuyển khoản là chủ yếu, do đó tỷ trọng ứng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán ngày càng giảm. Năm 2006 tỷ trọng ứng tiền mặt là 31,72%, qua năm 2007 và 2008 giảm xuống lần lượt là 18,65% và 19,42%.

Cuối năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách chi nhánh nhưng tổng doanh số thanh toán của thẻ tín dụng qua các năm 2007 và năm 2008 vẫn không ngừng tăng lên. Năm 2008, tổng doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng chỉ tăng chậm, điều này cũng dễ hiểu khi trong năm này xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho khá nhiều công nhân bị thất nghiệp và giảm chi tiêu trong mỗi gia đình là điều tất yếu. Tuy nhiên, trong năm 2009 nền kinh tế các nước sẽ được phục hồi và với chính sách mở cửa của nước ta, tăng cường hợp tác, kinh doanh với các đối tác nước ngoài như hiện nay, thì trong tương lai thì doanh số thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ không ngừng tăng do nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng sẽ ngày càng tăng và trở nên phổ biến hơn đối với người dân của chúng ta chứ không riêng gì các đối tượng khách nước ngoài.

Đối với ghi nợ nội địa Connect 24 doanh số thanh toán qua các năm 2006- 2008 tăng với tốc độ rât nhanh. Cụ thể năm 2007 tổng doanh số thanh toán là 1.210.748 triệu đồng tăng 304.862 triệu đồng (tăng 33,65%) so với năm 2006, năm 2008 tổng doanh số thanh toán là 1.558.749 triệu đồng tăng 348.001 triệu

đồng (tăng 28,74%) so với năm 2007. Đối với thẻ tín dụng quốc tế thanh toán chủ yếu là bằng chuyển khoản, còn thẻ ghi nợ Connect 24 thì được sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt. Doanh số rút tiền mặt qua các năm từ 2006-2008 luôn đạt trên 90% tổng doanh số thanh toán qua máy ATM. Việc doanh số rút tiền mặt luôn cao như vậy là do thói quen sử dụng tiền mặt của người Việt Nam nói chung, chỉ quen thanh toán bằng tiền mặt chứ ít khi sử dụng thẻ để thanh toán bằng chuyển khoản. Họ chỉ xem thẻ ATM là một ví tiền điện tử có thể rút tiền dễ dàng và không phải mang theo ví cũng như một số lợi ích khác mà thẻ ATM mang lại. Doanh số rút tiền mặt trên máy ATM không ngừng tăng lên và tăng rất mạnh. Cụ thể, doanh số rút tiền mặt năm 2007 đạt 860.592 triệu đồng tăng 277.511 triệu đồng (tăng 32,25%) so với năm 2006, năm 2008 doanh số rút tiền mặt đạt 1.448.701 triệu đồng tăng 310.598 triệu đồng (tăng 27.29%) so với năm 2007. Bên cạnh việc sử dụng thẻ để rút tiền thì thẻ Connect 24 còn được sử dụng để chuyển khoản, doanh số thanh toán chuyển khoản qua 3 năm 2006-2008 đều tăng. Năm 2007, doanh số thanh toán chuyển khoản qua thẻ Connect 24 là 72.645 triệu đồng tăng 27.351 triệu đồng (tăng 60,39%) so với năm 2006, năm 2008 doanh số thanh toán chuyển khoản đạt 110.048 triệu đồng tăng 37.403 triệu đồng (tăng 51,49%) so với doanh số thanh toán chuyển khoản năm 2007. Doanh số thanh toán qua các năm đều tăng là do càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương cho nhân viên qua tài khoản ATM (tốn ít chi phí và thời gian), bên cạnh đó là nhu cầu chuyển tiền từ gia đình cho các sinh viên ở xa, hoặc đi du lịch… cũng là khá lớn. Nhu cầu chuyển khoản sẽ có xu hướng tăng trong tương lai gần do Ngân hàng Nhà nước đã ra Chỉ thị 20 khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, mà bước đầu sẽ được thực hiện với các cơ quan hành chính sự nghiệp hưởng lương từ Ngân sách nhà nước.

4.2.2 So sánh doanh số thanh toán thẻ Connect 24 và thẻ tín dụng quốc tế:

Thẻ thanh toán nội địa luôn chiếm ưu thế về doanh số thanh toán so với thẻ tín dụng quốc tế. Từ bảng 6 và bảng 7 ta có bảng số liệu so sánh sau:

BẢNG 9: SO SÁNH DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG VÀ THẺ CONNECT 24 (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục

2006 2007 2008

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Thẻ tín dụng 7.951 0,87% 14.043 1,15% 16.975 1,08%

Connect 24 905.886 99,13% 1.210.748 98,85% 1.558.749 98,92%

Tổng 913.837 100% 1.224.791 100% 1.575.724 100%

(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

Nhìn chung, tổng doanh số thanh toán thẻ qua các năm có thể nói là khá tốt, năm 2006 là 913.837 triệu đồng, năm 2007 là 1.224.791 triệu đồng và năm 2008 là 1.575.724 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh số thanh toán bằng thẻ tín dụng chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ khoảng 1%, còn doanh số thanh toán bằng thẻ Connect 24 lại chiếm tỷ trọng đến khoảng 99%. Sở dĩ có sự chênh lệch đáng kể vậy là do:

Số lượng thẻ tín dụng được VCB Cần Thơ phát hành cũng như số người sử dụng là khá ít (khoảng hơn 600 thẻ), nên doanh số thanh toán không đáng kể nếu so với số lượng thẻ Connect 24 được phát hành và sử dụng (trên 22.500 thẻ) tính đến hết năm 2008. Phần lớn khách hàng sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng chủ yếu là người nước ngoài làm việc, sinh sống trên địa bàn, khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó, các giao dịch bằng thẻ tín dụng thì phải tốn một khoảng phí nhất định trong khi thanh toán bằng thẻ Connect 24 không tốn phí. Nhu cầu sử dụng và thanh toán bằng thẻ Connect 24 trên địa bàn là rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỷ trọng thanh toán của thẻ tín dụng ngày càng giảm.

4.2.3 Số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống

Bên cạnh sự tăng trưởng doanh số thanh toán của dịch vụ thẻ thì số lượng các giao dịch thực hiện qua máy ATM cũng có những kết quả khả quan, số liệu được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 10: SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN (2006-2008)

Khoản mục 2006 2007 2008

Số lượng giao dịch rút tiền mặt 1.080.000 1.200.000 1.066.360

Số lượng giao dịch chuyển khoản 72.000 84.000 70.060

Tổng số lượng giao dịch 1.152.000 1.284.000 1.136.420 (Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

Số lượng giao dịch được thể hiện qua biểu đồ sau:

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2006 2007 2008 Giao dịch rút tiền mặt Giao dịch chuyển khoản

HÌNH 9: SỐ LƯỢNG GIAO DỊCH RÚT TIỀN VÀ CHUYỂN KHOẢN QUA HỆ THỐNG (2006-2008)

Qua biểu đồ cho thấy, số lượng các giao dịch thực hiện qua máy ATM và tại các đơn vị chấp nhận thẻ tăng giảm rõ rệt. Cụ thể, số lượng giao dịch năm 2006 là 1.152.000, năm 2007 tăng lên 1.284.000 giao dịch và năm 2008 giảm xuống mức 1.136.420 giao dịch. Số lượng giao dịch năm 2007 tăng là do trong năm này Ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào hệ thống máy ATM trên toàn địa bàn (tăng 12 máy ATM so với 2006), bên cạnh đó cũng đẩy mạnh chính sách phát hành thẻ bằng các hình thức miễn phí mở thẻ, giảm mức ký quỹ. Còn trong năm 2008, số lượng giao dịch giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu bởi năm này đã xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho đại đa số người dân trên thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng phải giảm thiểu các chi tiêu không cần thiết.

Trong tổng số lượng các giao dịch thực hiện thì các giao dịch rút tiền mặt là chủ yếu (khoảng 94%) trong tổng số lượng giao dịch. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng tiền mặt cũng như thói quen tiêu dùng tiền mặt đã làm cho phần lớn các giao dịch rút tiền mặt chiếm đại đa số, người dân chưa có thói quen thanh toán tiền dịch vụ qua thẻ và chỉ xem thẻ ATM như một chiếc ví điện tử an toàn, tiện lợi có thể rút tiền một cách dễ dàng.

4.2.4 Phí thu từ dịch vụ thẻ

Do đặc trưng của thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ nội địa phát hành chủ yếu là cho người dân trong nước sử dụng nên không thực hiện thu phí các giao dịch thực hiện qua các máy trong hệ thống, tuy nhiên trong thời gian sắp tới Ngân hàng sẽ thực hiện thu phí đối với các giao dịch của các chủ thẻ ngoài hệ thống thực hiện giao dịch trên máy của VCB Cần Thơ để bù đắp các khoản chi phí. Tình hình thu phí thẻ tín dụng được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 11: PHÍ THU TỪ DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm CL 2007 so 2006 CL 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Phí thu 183 144 320 - 39 -21,31 176 -122,22

(Nguồn: Phòng kinh doanh dịch vụ - VCB Cần Thơ)

Số phí thu của thẻ tín dụng quốc tế được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên mỗi lần thanh toán của các khách hàng tại các điểm giao dịch. Tình hình thu phí thẻ tín dụng qua các năm 2006-2008 tăng, giảm mạnh. Cụ thể, năm 2007 tổng số phí thu đạt 144 triệu đồng giảm 39 triệu đồng (21,31%) so với năm 2006, năm 2008 tổng số phí thu đạt 320 triệu đồng tăng 176 triệu đồng (122,22%) so với năm 2007.

Năm 2007, VCB Cần Thơ đầu tư mạnh vào hệ thống thanh toán thẻ, bên cạnh đó là các chính sách khuyến mãi giảm mức khấu cho các giao dịch tại máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm khuyến khích sử dụng thanh toán, do đó trong năm này tổng phí thu giảm mạnh chỉ đạt 144 triệu đồng.

4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ ATM TẠI VCB CẦN THƠ

4.3.1 Yếu tố môi trường vĩ mô

Những máy giao dịch rút tiền tự động ATM và những chiếc thẻ ATM đầu tiên ở Việt Nam được triển khai trong một dự án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì vào năm 1996. Tại thời điểm đó, máy ATM và thẻ ATM là những thứ rất lạ đối với thị trường Việt Nam. Có thể nói, khi đó những người hiểu biết về ATM và thẻ ATM còn rất ít, hơn nữa, những điều kiện cần có để phát triển dịch vụ ATM vào thời gian này cũng chưa có gì. Vietcombank là Ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện việc đưa vào lắp đặt thử nghiệm 2 máy ATM trên địa bàn Hà Nội. Thẻ ATM được phát hành chủ yếu để trả lương cho các cán bộ ngân hàng là chính. Có thể nói giai đoạn 1996-2000 là thời kỳ mở đầu, chủ yếu nghiên cứu, tiếp cận thị trường thanh toán thẻ ở Việt Nam.

Từ năm 2001 đến năm 2005 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ thanh toán cả về số lượng và chất lượng. VCB đã triển khai các dịch vụ thanh toán thẻ với việc ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống công nghệ thẻ hiện đại và phát hành nhiều loại thẻ khác nhau, nhằm phục vụ tốt nhất cho các khách hàng. VCB luôn tự hào là một trong những Ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thẻ thanh toán ở thị trường Việt Nam.

4.3.1.1 Môi trường quốc tế

Cuối năm 2006 Việt Nam trở thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này đã tạo ra nhiều cơ hội học hỏi, tiếp xúc và trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển hệ thống Ngân hàng trong nước ngày càng vững mạnh. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết sẽ mở cửa khi nước ta gia nhập WTO, và với lộ trình mở cửa trong vòng 7 năm, đến 2008 Việt Nam sẽ phải mở bỏ dần các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các Ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên việc gia nhập WTO cũng mang lại những thách thức không nhỏ cho ngành Ngân hàng đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước ngoài, mà lĩnh vực thẻ là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển.

4.3.1.2 Môi trường kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang bước vào thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng với nhiều thành tựu nổi bật. Quá trình hội nhập đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Hơn nữa lĩnh vực này lại có mối quan hệ rất mật thiết với nền kinh tế. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán cũng theo đó mà tăng lên mà phương án tối ưu là sử dụng dịch vụ nào tiện lợi, ít tốn chi phí và thời gian. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển cuộc sống hối hả không ngừng vận động, chạy theo sự vân động không ngừng đó các sản phẩm, dịch vụ ngày phải ngày càng mới, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Ngân hàng muốn phát triển thị trường thẻ vững mạnh phải thu hút thêm được các khách hàng mới bên cạnh việc giữ chân được khách hàng truyền thống của mình. Thu nhập là một nhân tố quan trọng thúc đẩ y sự phát triển của thị trường thẻ VCB nói riêng và của cả nước nói chung.

4.3.1.3 Môi trường pháp lý

Việt Nam là một nước có nền kinh tế và chính trị rất ổn định so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyền khích tăng trưởng các ngành kinh tế đặc biệt là thương mại và dịch vụ, một lĩnh vực đã và đang phát triển mạnh nên rất cần được nhà nước quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Việc phát triển thị trường thẻ là một vấn đề khó khăn, vì đây là một thị trường cạnh tranh khá quyết liệt bởi các ngân hàng đều nhận thức vai trò quan trọng của việc nắm giữ thị phần thẻ trong hiện tại đối với sự thành công của kinh doanh trong tương lai. Để một thị trường thẻ hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh của dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.pdf (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)