- Doanh thu cung cấp
2. Doanh thu hoạt động
BIỂU ĐỒ 2: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CAFATEX NĂM 2004-
NĂM 2004-2006 0 200000000 400000000 600000000 800000000 1000000000 1200000000 2004 2005 2006 Tổng chi phí
Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự biến động. Tổng chi phí 2005 là 1.052.537.594
(ngàn đồng) thấp hơn so với năm 2004 một khoảng 121.802.843 (ngàn đồng) tức là giảm 10.6 %. Trong đó:
- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2005, giá vốn hàng bán của Công ty là 939.762.672 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2004 một khoảng 166.605.713 (ngàn đồng) tương đương 15.06%. Năm 2006, Công ty có giá vốn hàng bán là 811.121.540 (ngàn đồng), so với năm 2005 thì giá vốn này đã giảm xuống 128.641.132 (ngàn đồng) tức là giảm đi 13.7%. Nguyên nhân giá vốn thay đổi mạnh trong các năm qua là do sản lượng mà khách hàng đặt nhiều hay ít. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được dùng cho chế biến xuất khẩu. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về tính thời vụ, thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Cụ thể hai loại chí phí này vào năm 2005 tăng 41.33% tương đương 36.265.269 (ngàn đồng) so với năm 2004 và năm 2006 thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm xuống gần bằng với sự tăng lên của chi phí vào năm 2005. Nói cách khác, năm 2006 chi phí
đã giảm xuống 40,33% tương đương với 35.381.332. Vào năm 2005, nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là có nhiều lý do, cụ thể là:
Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao. Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới trong khi sản phẩm của Công ty Cafatex chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã tăng nhảy vọt so với những năm trước.
Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, khi đời sống vật chất tinh thần của xã hội ngày càng được nâng nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao. Vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì việc tăng tiền lương thưởng là động lực được xem như có hiệu quả nhất để kích thích, thúc đẩy Cán bộ, nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn và sẽ gắn bó với Công ty hơn. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần không nhỏ trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh, quy mô ngày càng mở rộng nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều và một điều hiển nhiên là nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên buộc Công ty phải vay ngân hàng để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể năm 2004 là 361.488 (ngàn đồng), năm 2005 là 725.474 (ngàn đồng) tăng 100,7 %. Năm 2006 thì khoản lãi vay phải trả này là 267.084 (ngàn đồng). Nguyên nhân làm cho chi phí lãi vay năm 2005 tăng hơn gấp đôi vì Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể là Công ty xây dựng thêm nhà máy để chế biến cá tra Fillet. Công ty quyết định vay với một khoản tiền khá lớn vì Ban lãnh đạo đã
nhìn thấy được tiềm năng cá tra và cá ba sa ở vùng đồng bằng phì nhiêu này và đây là một ưu thế của vùng mà Công ty đã tận dụng được bởi vì các quốc gia láng giềng có điều kiện khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng giống như ta nhưng không thể nuôi được giống cá này. Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác gia tăng cũng làm tăng tổng chi phí của Công ty như chi phí tư vấn chuyển giao công nghệ, chi phí bảo trì và sửa chửa tài sản,….
Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2004 -2006) có khá nhiều biến động lớn và có chiều hướng giảm dần. Tuy tổng chi phí có giảm nhưng trong từng chỉ tiêu cụ thể thì sự tăng giảm này không giống nhau, cụ thể là: chi phí hoạt động tài chính thì tăng đều qua các năm còn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp thì năm 2005 tăng gấp đôi năm 2004 và trong năm 2006 lại giảm với tỷ lệ tương tự. Tuy sự biến động này là không nhỏ và có chiều hướng giảm theo thời gian nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hơn như cố gắng tiết kiệm các khoản chi phí đến mức có thể, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... Đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
* Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Cafatex
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex, ta tìm hiểu bảng sau:
Bảng 5: Bảng lợi nhuận sau thuế của Cafatex năm 2004-2006
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu thuần 1.261.060.689 1.050.796.756 884.003.977 -210.263.933 -16,67 -166.792.779 -15,87 Giá vốn hàng bán 1.106.368.385 935.762.672 811.121.540 -166.605.713 -15,06 -128.641.132 -13,7 Lợi nhuận gộp 154.692.304 111.034.083 72.882.540 -43.658.221 -28,22 -38.151.647 -34,36 Lợi nhuận từ HĐKD 90.030.923 6.454.213 4.340.786 -83.567.710 -92.83 -2.113.427 -32,74 Lợi nhuận khác 416.786 1.671.944 1.008.280 1.255.158 301.15 -663.664 -39,7 Tổng lợi nhuận trước thuế 90.447.709 8.126.157 5.349.066 -82.321.552 -91.02 -2.777.091 -34,17
Lợi nhuận sau thuế 90.447.709 8.126.157 5.311.601 -82.321.552 -91.02 -2.814.556 34,64