Câu IV.a
3,0 điểm
Trình bày nội dung các giai đoạn và nguyên nhân sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 .
a) Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1945-1973: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,5%). Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần tổng sản lượng của Anh, Pháp, Nhật, Đức, I- ta-li-a. Mĩ có hơn 50% tàu bè đi trên mặt biển, chiếm 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tếb - tài chính lớn nhất thế giới.
0,50
- Giai đoạn 1973-1991: Những năm đầu thập kỉ 70, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982. Từ 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng kinh tế Mĩ giảm sút nhiều so với trước. Xét tổng sản phẩm quốc dân, Mĩ vẫn đứng đầu thế giới nhưng về thu nhập quốc dân theo đầu người của Mĩ lại đứng sau một số nước: Thụy Sĩ, Nhật Bản, Phần Lan, Na Uy. Nông nghiệp của Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về trình độ cơ giới hóa cao và việc áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật về sinh học và giống.
- Giai đoạn 1991-2000: Tuy bị suy thoái nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới. GNP của Mĩ năm 2000 là 9873 tỉ USD, bình quân GNP đạt 36487 USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối trong hầu hết các các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB)…
0,50
b) Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi; Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn, không bị chiến tranh tàn phá, thiệt hại về người và của trong chiến tranh không đáng kể. Hơn nữa Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.
0,75
- Nguyên nhân chủ quan: Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo, kỉ luật lao động tốt; là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới và áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất; các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả cả ở trong và ngoài nước; trình độ quản lí và điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
0,75
Câu IV.b 3,0 điểm
Trình bày những thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
a) Những thành tựu:
- Lĩnh vực khoa học cơ bản đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh học… Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất, phục vụ cuộc sống của mình. Tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính; tháng 6-2000 các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật, và Trung Quốc công bố “bản đồ gien người” đã mở ra một kỉ nguyên mới của y học và sinh học.
- Lĩnh vực khoa học công nghệ: sáng chế ra công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy rô-bốt…); nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử…); những vật liệu mới (chất dẻo pô-li-me, vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền…). Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào… Tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao. Lĩnh vực chinh phục vũ trụ cũng có nhiều thành tựu: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ…
1,00
a. Tác động:
- Tác động tích cực: làm tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
0,50
- Tác động tiêu cực: những thành tựu về y học như: sinh sản vô tính, “bản đồ gien người” gây nên những lo ngại về mặt pháp lý và đạo lí như công nghệ sao chép con người hoặc thương mại hóa công nghệ gien. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái Đất cũng như trong vũ trụ, những loại dịch bệnh mới, những tai nạn lao động và giao thông đe dọa cuộc sống con người. Việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
0,50
Đề số 7
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )Câu I (3,0 điểm)