PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu

Một phần của tài liệu Đề thi thử đai học môn lịch sử (10 đề) (Trang 27 - 30)

Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện những chủ trương, sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?

Câu II (2,5 điểm)

Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953- 1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục?

Câu III (2,0 điểm)

Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a IV.b

Câu IV.a (3,0 điểm)- Theo chương trình cơ bản

Trình bày nội dung các giai đoạn và nguyên nhân sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.

Câu IV.b (3,0 điểm) - Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)

Trình bày những thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án và thang điểm

Đáp án Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINHCâu I Câu I

2,5 điểm

Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện những chủ trương, sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?

a) Giai đoạn từ tháng 9-1945 đến trước ngày 6-3-1946:

- Rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của Anh, thực dân Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ở Nam Bộ. Trung ương Đảng xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính, thực hiện sách lược: hoà hoãn với quân đội Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.

- Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.

0,50

b) Giai đoạn từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946.

- Sau khi Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết (2-1946), Đảng chủ trương “Hòa để tiến”. Từ chỗ đánh Pháp, chuyển sang thực hiện sách lược hoà với Pháp, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc để thay quân Trung Hoa Dân quốc.

0,50

- Tiếp tục thực hiện sách lược hoà với Pháp, Chính phủ Việt Nam chủ động đàm phán với Pháp. Hội nghị Phôngtennơblô không thu được kết quả gì. Nguy cơ chiến tranh đén gần. Để cứu vãn tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là thượng khách của nước Pháp kí với Bộ trưởng thuộc địa của Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam.

0,50

- Thực dân Pháp ngày càng lấn tới, liên tiếp gây xung đột ở Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội. Ngày 19-12-1946, phía Pháp gửi Tối hậu

thư, đòi giải tán lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát Thủ đô cho

quân Pháp. Khả năng hoà hoãn không còn nữa. Nhân dân Việt Nam chỉ có một con đường đứng lên chién đấu vì độc lập tự do. Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

0,50

Câu II 2,5 điểm

Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục như thế nào ?

a) Về chính trị:

- Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ hai của Đảng quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

0,25

- Tháng 3-1951, Đại hội toàn quốc thống Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp

quốc dân Việt Nam (Liên Việt), góp phần củng cố và tăng cường khối

đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

- Tháng 3-1951, Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ me Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.

0,25

- Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sí thi đua và cán bộ gương mãu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương thành thích của phong trào thi đua yêu nước và bầu chọn 7 anh hùng.

0,25

b) Về kinh tế:

- Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Công nghiệp và thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu vè công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống; sản xuất vũ khí, thuốc men, quân trang quân dụng phục vụ bội đội đánh giặc.

0,25

- Chính phủ đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.

0,25 - Về chính sách ruộng đất, đầu năm 1953, đảng và Chính phủ quyết

định phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất. Ở 53 xã thuộc vùng tự do Thanh Hoá và Thái Nguyên đã thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất.

0,25

c) Về văn hóa, giáo dục và y tế

- Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) theo 3 phương châm:

phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Phát triển phong trào Bình dân học vụ, bổ túc văn hoá.

0,25

- Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập moi mặt của đời sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện “Kháng chíến hoá Việt Nam và văn hoá hoá

kháng chiến”. Công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới,

bài trừ mê tín dị đoan ngày càng có tính chất quần chúng rộng lớn.

0,25

- Công tác chăm lo sức khỏe của nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở nhiều nơi.

0,25

Câu III (2,0đ)

Nêu những điểm giống, khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

a) Giống nhau:

- Các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” đều là những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn; đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự.

- Về mục tiêu: đều nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuông khu vực Đông Nam Á.

0,50

b) Khác nhau:

+ Về lực lượng: “Chiến tranh đặc biệt” chủ yếu dựa vào quân đội Sài Gòn, vai trò của Mĩ là chi viện bằng hoả lực và sử dụng cố vấn để chỉ huy. “Chiến tranh cục bộ” có sự tham chiến ngày càng đông của quân viễn chinh Mĩ và quân các nước đồng minh của Mĩ.

0,50

+ Phạm vi: "Chiến tranh đặc biệt" tiến hành chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. "Chiến tranh cục bộ" được kết hợp với chiến tranh phá hoại bằng lực lượng không quân và hải quân Mĩ trên miền Bắc với quy mô ngày càng lớn, cường độ đánh phá ngày càng ác liệt.

0,50

Một phần của tài liệu Đề thi thử đai học môn lịch sử (10 đề) (Trang 27 - 30)