Đối với thanh toán nhập khẩ u

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf (Trang 78)

Theo phương thc chuyn tin

* Khi tiếp nhận hồ sơ: kiểm tra hồ sơ, đối chiếu kỹ với các qui định trong các Thông tư về quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước để chắc rằng các giao dịch này thuộc chuyển tiền trả trước hay trả ngay/sau khi nhận hàng; chuyển tiền trả sau ngắn hạn (từ một năm trở xuống kể từ ngày nhận hàng) hay trung dài hạn (trên một năm kể

từ ngày nhận hàng); có xuất trình văn bản đăng ký với Ngân hàng nhà nước đối với các khoản chuyển tiền trung dài hạn; có khai báo hàng hóa và được Hải quan Việt Nam chứng thực về tình trạng hàng hóa cũng như nộp thuế hàng hóa (đối với chuyển tiền trả

sau), và có giao nộp các tờ khai hải quan một cách đầy đủ, đúng hạn và chính xác theo

đúng cam kết lúc yêu cầu chuyển tiền (đối với chuyển tiền trả trước); các sửa chửa trên tờ khai hải quan đã được chứng thực bởi Hải quan; thật sự lưu ý đối với các khoản chuyển tiền có dấu hiệu rửa tiền và/hoặc tài trợ khủng bố.

* Khi thực hiện việc chuyển tiền: cẩn thận trong thao tác và tuân thủ mẫu điện chuyển tiền MT103 hoặc MT202 của hệ thống Swift nhằm tránh việc chuyển sai số

Nói thêm về rửa tiền và tài trợ khủng bố: Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, hàng năm có từ khoảng 2% đến 5% của tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (tức, ít nhất là 600 tỷ USD) liên quan đến hoạt động tài chính của bọn tội phạm thông qua các giao dịch rửa tiền và tài trợ khủng bố. Với việc tự do hóa tài chính theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có thể nằm trong tầm ngắm của bọn tội phạm quốc tế trong việc mở rộng hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố, và điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại, trong đó có NHNT, phải sáng suốt trong việc chọn lựa và thực hiện giao dịch.

Rửa tiền là cách nói ẩn dụ của việc “Làm sạch đồng tiền” phù hợp theo luật pháp. Nó được xác định như quá trình che đậy sự tồn tại của các nguồn thu nhập bất hợp pháp hoặc che đậy việc sử dụng các khoản thu nhập có được từ các hoạt động tội phạm, và ngụy trang chúng dưới dạng những nguồn thu hợp pháp thông qua các giao dịch hợp pháp. Nói một cách dễ hiểu, rửa tiền là việc biến đồng tiền phạm pháp mà có

được thành đồng tiền hợp pháp để sử dụng. Tức là, sau khi rửa tiền, bọn tội phạm tiếp tục đầu tư vào những công việc làm ăn hợp pháp và những khoản tiền này lại được dùng để cung cấp vốn cho các hoạt động tội ác, và quy trình này cứ thế lặp đi lặp lại. Theo dữ liệu điều tra của IMF, bọn tội phạm thực hiện các giao dịch rửa tiền bằng cách mở các tài khoản nhân danh các tập đoàn kinh tế lớn như Shell hoặc đứng danh nghĩa là các công ty đầu tư cá nhân, thc hin các giao dch chuyn tin có b ngoài rt hp pháp, hoặc chuyn tin đin t bng đồng ngoi t USD đi khp nơi trên thế gii thông qua các trung tâm toàn cu.

Trong khi đó, các giao dịch gắn liền với hoạt động tài trợ khủng bố thường có trị

giá nhỏ và không nhất thiết là liên quan đến hoạt động tội phạm. Tiền được sử dụng để

tài trợ cho các hoạt động khủng bố có thể có được từ cả hoạt động không hợp pháp lẫn hợp pháp.

Để có thể phòng ngừa, né tránh các giao dịch rửa tiền và tài trợ khủng bố, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế do Lực lượng công tác quốc tế về các hoạt động tài

- Người khởi tạo hoặc người thụ hưởng của giao dịch đó là ai (?): công ty thương mại, công ty xuất nhập khẩu, công ty đầu tư, công ty đầu tư cá nhân, công ty

đươc chỉ định, cá nhân có ý đồ chính trị, ngành công nghiệp có độ rủi ro, nguy hiểm cao, các đối tượng thuộc diện giám sát khác.

- Các giao dịch đó thuộc những quốc gia nào (?): các nước hoặc vùng lãnh thổ

không hợp tác, các quốc gia tài trợ khủng bố, các quốc gia rửa tiền, các quốc gia tham nhũng, phạm vi bí mật ngân hàng, những địa điểm ở ngoài khơi.

- Các giao dịch có thể có dấu hiệu “những lá cờ đỏ”: chuyển tiền đi qua nhiều phạm vi quản lý khác nhau; địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền nằm ngoài phạm vi của ngân hàng phục vụ người yêu cầu chuyển tiền hoặc địa chỉ của người hưởng lợi nằm ngoài phạm vi của ngân hàng phục vụ người hưởng lợi; người yêu cầu chuyền tiền hoặc người hưởng lợi là trung tâm tài chính ở ngoài khơi; các giao dịch lưu động (Circular transactions); các giao dich thông hành (Pass through transactions); số lượng chuyển tiền nhiều và trị giá chuyển tiền cao; các khoản chuyển tiền có số tiền chẵn ở

hàng đơn vi, hàng chục như 5.000USD, 10.000USD, 20.000USD...; các khoản chuyển tiền được lặp lại với những người yêu cầu chuyển tiền hoặc người hưởng lợi khác nhau; các giao dịch bùng phát trong một thời gian ngắn; các khoản chuyển tiền thường xuyên hoặc nhiều lần tới hoặc từ một tài khoản của một ngân hàng từ hoặc tới một phạm vi rủi ro, nguy hiểm cao.

Theo phương thc nh thu

* Đối với những bộ chứng từ nhờ thu có chỉ thị thu hộđặc biệt, phải thông báo kịp thời và chính xác các chỉ thị này cho nhà nhập khẩu, đồng thời thông tin ngay cho ngân hàng nhờ thu trong trường hợp nhà nhập khẩu không thể đáp ứng các chỉ thị của họ (chẳng hạn, ấn định thời gian thu tiền quá gấp, áp lãi suất chậm trả, buộc nhà nhập khẩu thanh toán nhiều khoản phí trong đó có phí của ngân hàng nhờ thu) nhằm tránh bị

* Cần lưu ý kiểm tra tính chân thực của các chứng từ vận tải. Điều này đặc biệt rất hữu ích đối với những lô hàng nhập khẩu mà Hải quan chỉ cho phép thông quan sau khi nhận được điện báo của ngân hàng thu hộ về việc đã thanh toán cho phía nước ngoài.

Theo phương thc tín dng chng t

* Đối với khâu phát hành L/C:

Cần kiểm tra kỹ thủ tục yêu cầu mở L/C của khách hàng (chẳng hạn, hồ sơ pháp nhân, hàng hóa.nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu hoặc phải đúng với giấy phép đăng ký kinh doanh) trước khi phát hành L/C nhằm đảm bảo tính pháp lý của giao dịch.

Các điều khoản trên đơn mở L/C của khách hàng cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc. Điều này đòi hỏi mọi sửa đổi trên đơn mở L/C đều phải được ký xác nhận bởi người yêu cầu mở L/C trước khi ngân hàng tiến hành phát hành L/C. Việc phát hành L/C với điều khoản “Một bản gốc của chứng từ vận tải nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng” chỉ nên áp dụng cho các khách hàng có uy tín, và chứng từ vận tải như vậy phải được lập theo lệnh của NHNT nhằm đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của người yêu cầu mở L/C khi yêu cầu ngân hàng ký hậu vận đơn để nhận hàng.

* Đối với khâu tu chỉnh L/C:

Việc sửa đổi các điều khoản và điều kiện của L/C phải được xem xét về sựảnh hưởng của nó đến quyền lợi cũng như tính an toàn của nhà nhập khẩu cũng như của NHNT. Tuyệt đối không nên chấp nhận các giao dịch tu chỉnh L/C về việc “thay đổi

đơn vị tiền tệ của L/C”. Có thể chấp nhận các giao dịch tu chỉnh L/C về việc “thay đổi tên và địa chỉ của người thụ hưởng hoặc của ngân hàng thông báo L/C” nhưng cần có các chỉ thị cụ thể, rõ ràng cho ngân hàng thông báo L/C gốc trong bản sửa đổi L/C gửi cho ngân hàng này, chẳng hạn như “Thu hồi lại bản L/C gốc và kịp thời thông báo bản L/C gốc này cùng với bản sửa đổi L/C cho người thụ hưởng mới thông qua ngân hàng thông báo mới được nêu theo đây”.

Chỉ nên phát hành các ủy quyền hoàn trả trong trường hợp các L/C (gồm cả xác nhận lẫn không xác nhận) được mở với mức ký quỹ 100% hoặc bằng vốn tài trợ của ngân hàng. Các ủy quyền hoàn trả cần:

- Được phát hành bằng điện Swift có xác thực hoặc bằng thư có chữ ký hữu quyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chọn lựa ngân hàng hoàn trả là một trong các ngân hàng đại lý chính của NHNT (tức, có quan hệ đại lý, có quan hệ tài khoản Nostro/Vostro, nằm trong danh mục các ngân hàng ưu tiên giao dịch theo từng thời kỳ).

- Chỉ rõ cách thức hoàn trả: bằng điện hay bằng thư, trả ngay hay chấp nhận hối phiếu trả chậm và thanh toán vào ngày đáo hạn.

- Cung cấp đầy đủ thông tin theo hướng dẫn phát hành ủy quyền hoàn trả trong URR525 và mẫu điện Swift MT740 (nếu phát hành bằng điện Swift).

- Yêu cầu Ngân hàng hoàn trả “Báo trước cho NHNT về ngày ghi nợ tài khoản của NHNT và thanh toán cho ngân hàng đòi tiền” cùng với yêu cầu trong L/C là “Ngân hàng đòi tiền phải báo trước cho NHNT về ngày đòi tiền từ ngân hàng hoàn trả” nhằm một mặt, đảm bảo tài khoản thanh toán của NHNT tại ngân hàng hoàn trả luôn đủ số

dư và mặt khác, tận dụng thời gian tiếp nhận, kiểm tra chứng từ và dừng ngay việc thanh toán trong trường hợp chứng từ có bất hợp lệ mà người yêu cầu mở L/C không chấp nhận chứng từ.

* Đối với khâu bảo lãnh nhận hàng:

Trong thực tế, rủi ro phát sinh từ việc phát hành bảo lãnh nhận hàng cũng là một vấn đề nan giải của các ngân hàng khi có phát sinh tranh chấp và buộc phải dính vào các vụ kiện. Với kiến thức có hạn về ngoại thương, hàng hải, luật pháp (nhất là luật pháp quốc tế, luật pháp địa phương của các nước)…của đội ngũ nhân viên vốn chỉ am hiểu về lĩnh vực ngân hàng, NHNT cần phải biết “từ chối” đối với các yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng được chế tài bởi luật pháp của quốc gia của các hãng vận chuyển quốc tế. Ngoài ra, trong trường hợp Hãng hàng không chấp thuận giao hàng đối với vận đơn hàng không được ký hậu, NHNT cũng nên linh động ký hậu vận đơn hàng không thay cho việc phát hành Thưủy quyền nhận hàng theo yêu cầu và trách nhiệm của khách hàng nhằm tiết giảm chi phí, thời gian và thủ tục.

* Đối với khâu kiểm tra và thanh toán chứng từ:

- Việc kiểm tra chứng chứng từ phải được căn cứ vào UCP500, ISBP645, L/C một cách nghiêm túc. Tuyệt đối không nên vì bảo vệ quyền lợi của khách hàng nhập khẩu mà đi ngược lại với thông lệ quốc tế vì việc hành xử không đúng nhất thời sẽ làm sút giảm uy tín của NHNT và lòng tin của đối tác nước ngoài vào NHNT.

- Cần tăng cường kiểm tra tính chân thực của bộ chứng từ, nhất là chứng từ vận tải (kể cảđối với trường hợp toàn bộ chứng từ vận tải được xuất trình qua ngân hàng), từ phía các ngân hàng đại lý ở nước ngoài hoặc từ phía các công ty vận tải hay đại lý của họở Việt Nam. Có một điều hơi trái với UCP500 (nhưng không vi phạm UCP500) là việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu theo L/C, dĩ nhiên là trong thời hạn cho phép 7 ngày làm việc tiếp sau ngày ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ hợp lệ do ngân hàng nước ngoài gởi đến (Ghi chú: thời hạn này chỉ còn 5 ngày một khi UCP600

được áp dụng vào tháng 7/2007), nên được thực hiện sau khi nhà nhập khẩu đã nhận hàng hóa.

- Khi chứng từ bị bất hợp lệ, nhanh chóng thông báo cho người yêu cầu mở L/C về tình trạng sai biệt của bộ chứng từ để đưa ra quyết định kịp thời là chuyển giao chứng từ cho người yêu cầu mở L/C khi họ xuất trình văn bản chấp nhận chứng từ và nộp đủ tiền thanh toán, hay chuyển trả lại chứng từ cho ngân hàng nước ngoài khi người yêu cầu mở L/C từ chối nhận bộ chứng từ như vậy. Trong trường hợp việc thanh toán đã được thực hiện trước đó (tức, khi nhận được điện đòi tiền của ngân hàng xác nhận có xác nhận chứng từ phù hợp), xúc tiến ngay thủ tục đòi lại tiền từ ngân hàng này hoặc ghi nợ tài khoản của họ ngay nếu chứng từ bất hợp lệ không được chấp nhận bởi người yêu cầu mở L/C.

- Khi nhận được điện yêu cầu “Ủy nhiệm chiết khấu bộ chứng từ bất hợp lệ” từ

ngân hàng xuất trình, nhất thiết phải: 1/ Kiểm tra tính chân thực của bức điện. 2/ Thông báo ngay cho người yêu cầu mở L/C về những sai biệt của bộ chứng từ bằng cách cung cấp một bản sao bức điện cho họ và yêu cầu họ xuất trình văn bản chấp nhận hay từ

chối. 3/ Phúc đáp kịp thời cho ngân hàng xuất trình về việc “Có thể chiết khấu và gởi ngay chứng từ đến ngân hàng phát hành” hay về việc “Từ chối tiếp nhận bộ chứng từ

- Đối với các bộ chứng từ bất hợp lệđược xuất trình theo các L/C được mở bằng vốn tài trợ của ngân hàng, NHNT có thể chủđộng từ chối chứng từ nhằm bảo toàn vốn trong trường hợp tình hình tài chính của người yêu cầu mở L/C có những dấu hiệu xấu như mất khả năng thanh toán, phá sản…

Nói thêm về chống nạn lừa đảo: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

ở Việt Nam, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng khá nhiều, nhất là đối với các giao dịch mua bán được diễn ra giữa các đối tác chưa biết nhau trước đó, vì tính an toàn tương đối của bản thân nó và cũng vì sự có mặt một cách chủđộng với những động thái tích cực của các ngân hàng. Căn cứ theo qui tắc điều chỉnh UCP500

đối với phương thức thanh toán này, ngân hàng chỉ được quyền kiểm tra chứng từ trên bề mặt của chúng mà không cần quan tâm đến tính chân thật của chứng từ. Kiểu thanh toán như vậy đã tồn tại qua nhiều năm (kể từ khi UCP500 có hiệu lực vào năm 1993), mang lại nhiều tiện ích cho hoạt động ngoại thương, giúp ngân hàng có được một phương tiện hữu hiệu trong việc phục vụ, tài trợ cho khách hàng của mình một cách kịp thời, nhanh chóng số lượng lớn các giao dịch thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, những tình huống thực tế gần đây cho thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có thể được dùng làm vỏ bọc cho nhiều hoạt động lừa đảo mà các công ty khai báo về mặt pháp lý là những hoạt động thương mại quốc tế. Vì lẽ đó,

để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong vai trò của nhà tài trợ, các ngân hàng luôn muốn biết chắc rằng những khoản tài trợ của họđược khách hàng sử dụng như thế

nào, cho việc gì, có đúng mục đích và hợp pháp hay không? Rủi ro lừa đảo lớn nhất đối với ngân hàng trong tài trợ thương mại là khi người bán và người mua cấu kết với nhau

để lừa ngân hàng. Điều dễ nhận thấy là rủi ro lừa đảo sẽ trở nên nhiều hơn và ở mức độ

tinh vi hơn khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cách tốt nhất để ngăn chặn lừa đảo là nhận diện và trấn áp nó, và cũng nên nhớ rằng rất khó khăn để có thể tìm ra và lật mặt bọn lừa đảo bởi vì thực tế cho thấy những vụ lừa đảo lớn, dài hạn thường được thực hiện bởi những cá nhân hay công ty chiếm được sự tín nhiệm của ngân hàng.

Về phía mình, các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là hệ thống NHNT cũng có thể

sớm phát hiện một số dấu hiệu cảnh báo của âm mưu lừa đảo lâu dài bằng cách tiến

Một phần của tài liệu Các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế thiệt hại trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf (Trang 78)