Chính sách thuế BĐS hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập nên việc cải cách
chính sách thuế BĐS trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên quá trình cải
cách không thể tiến hành nóng vội, nếu phải sửa đổi toàn bộ chính sách thuế hiện
hành thì quy trình thực hiện sẽ rất phức tạp và mất thời gian nên cầnthực hiện theo
lộ trình, phải căn cứ vào mục tiêu cải cách đãđề ra và lưu ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cải cách chính sách thuế BĐS cần tạo được sự hưởng ứng rộng rãi của xã hội. Việccải cách phải tránh gây xáo trộn do cải cách cùng lúc nhiều sắc
thuế hiện hành nhưng phải tiến hành nhanh, tốn ít thời gian nghiên cứu, soạn thảo
cũng như các công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện. Do vậy, sửa đổi chính
sách thuế BĐS mang tính kế thừa các quy định sẵn có, bổ sung thêm những quy định mới trở nên phù hợp.
Thứ hai, cải cách chính sách thuế BĐS cần tập trung cải cách ngay những sắc thuế đã quá lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính sách thuế BĐS gồm hai loại thuế chủ yếu, đó là thuế tài sản và thuế thu nhập. Hiện
nay thuế thu nhập của Việt Nam gồm hai sắc thuế vừa được sửa đổi là Thuế thu
nhập cá nhân (Luật số số 04/2007/QH12 được QH thông qua ngày 21/11/2007) và Thuế thu nhập doanh nghiệp (Luật số số 14/2008/QH12 được QH thông qua ngày 03/06/2008) vừa được thực hiện từ 01/01/2009, cần thời gian để đánh giá hiệu quả
của hai sắc thuế này. Theo kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2010 và chương trình xây dựng Luật của QH khóa 12, trong thời
gian này Việt Nam sẽ xây dựng Luật thuế nhà, đất. Thời điểm luận văn này đang
tiến hành trùng hợp với thời gian Dự thảo luật thuế nhà, đất đang được triển khai
lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Như vậy cải cách chính sách thuế BĐS hiện
nay cần tập trung vào cải cách thuế tài sản là thuế nhà và thuế đất.
Thứ ba, cải cách chính sách thuế BĐS phải phù hợp với trình độ quản lý về BĐS. Tình hình thực tế của đất nước hiện nay cho thấy, công tác quản lý BĐS ở
-59
-
trìnhđộ chưa cao, chưa thực hiện được công tác thống kê tài sản đầy đủ, chưa quản lý được thu nhập của người dân sử dụng để đầu tư hay đầu cơ BĐS (điều này được
minh chứng qua việc triển khai thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân chậm trễ, hệ
thống thanh toán không dùng tiền mặt chưa bao quát hết thu nhập của người dân,…).
Tóm lại, việc cải cách chính sách thuế BĐS trong thời gian tới như sau:
Một là, cải cách thuế đánh vào việc sử dụng BĐS cần tiến hành 2 bước.
Bước 1, kế thừa pháp lệnh thuế nhà, đất hiện hành, thực hiện nâng tính pháp lý của
sắc thuế này lên thành Luật thuế nhà, đất. Cải cách quy định về tính thuế đất và bổ sung quy định về thuế nhà, vấn đề cải cách trung tâm là thay đổi căn cứ tính thuế. Bước 2, hoàn thiện quy định đối với thuế nhà, thuế đất, cải cách thuế SDĐNN thay thế bằng thuế SDĐ. Đưa thuế đất trong thuế nhà, đất vào phạm vi điều chỉnh của
thuế SDĐ và tách thuế nhà thành một sắc thuế riêng.
Hai là, cải cách các sắc thuế và chính sách thu tài chính khác đối với BĐS,
thực hiện song song với cải cách thuế đánh vào việc sử dụng BĐS, gồm: Cải cách
thuế đánh vào việc đăng ký tài sản qua việc nâng cao tính pháp lý của chính sách
Lệ phí trước bạ hiện hành, xây dựng Luật thuế đăng ký tài sản; Hoàn thiện thuế đánh vào thu nhập từ BĐS nhằm điều tiết thị trường BĐS; Đồng thời, nghiên cứu
xây dựng sắc thuế thừa kế, quà tặng có điều chỉnh đối với BĐS; Cải cách các chính
sách thu tài chính khác đối với BĐS, sao cho trở thành nguồn thu bổ sung hợp lý
và hỗ trợ cho các sắc thuế BĐS, tránh gây gánh nặng nộp quá nhiều khoảnthu bên cạnh các loại thuế BĐS.
-60
-
Bảng 3.1. Quá trình cải cách chính sách thuế bất động sản
Loại thuế Cải cách bước 1 Cải cách bước 2
Thuế đối với việc sử dụng
BĐS Thuế nhà, đất
Thuế sử dụng đất
Thuế nhà Thuế đối với việc đăng ký
BĐS Thuế đăng ký BĐS (Trong thuế đăng ký tài sản)
Thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS
(Trong thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh
nghiệp)
Thuế đối với thu nhập từ BĐS
Thuế thừa kế và quà tặng BĐS (Trong thuế thừa kế
và quà tặng tài sản)
Các khoản thu tài chính
khác Thu tiền sử dụng đất; Thu tiền cho thuê đất