Những bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.pdf (Trang 31 - 33)

cơ cấu kinh tế ở một số nước:

Một là, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Chính phủ của hầu hết các nước đều có chủ trương coi trọng sản xuất nông nghiệp, lấy tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở để ổn định đời sống xã hội và tích lũy bước đầu cho công nghiệp. Chỉ khi đời sống của nông dân được nâng lên họ mới có điều kiện tiêu thụ các hàng hóa công nghiệp, mới tạo dựng được thị trường trực tiếp cho các ngành công nghiệp nội địa. Để phát triển công nghiệp, không phải quốc gia nào cũng có thể nhờ được sự trợ giúp đầu tư của nước ngoài mà hầu như phải dựa vào nguồn tích lũy từ một ngành sản xuất truyền thống là nông nghiệp.

Hai là, ổn định quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân khi bắt đầu xây dựng đất nước, các nước và lãnh thổ trên đều tiến hành cải cách ruộng đất. Tuy

có khác nhau về chếđộ chính trị nhưng các nước và lãnh thổ trên đều nhằm mục tiêu chung là giải phóng lực lượng lao động ra khỏi sự thống trị của địa chủ, mang lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Về biện pháp và bước đi trong cải cách ruộng

đất, nên học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan trong việc xác lập nội dung phù hợp

đối với từng giai đoạn phát triển đất nước. Tuy nhiên, cũng thấy được rằng cả

Nhật Bản và Đài Loan đều có viện trợ của Mỹ mới có đủ khả năng. Thực hiện chi trả tiền mua đất của địa chủ và bán giá rẻ, trả chậm cho nông dân, điều kiện mà Việt Nam không có được. Việc xác định quyền sử dụng đất lâu dài đối với hộ

nông dân mà Việt Nam đang áp dụng cũng là kinh nghiệm học được từ nước ngoài, đặc biệt của Trung Quốc.

Ba là, công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn là nội dung cốt lõi của công nghiệp hóa đất nước. Các nước và lãnh thổ trên đều đã đặc biệt quan tâm

đến công nghiệp hóa nông thôn. Mỗi nước và lãnh thổ đều có đặc sắc riêng, tạo

được việc làm tại chỗ cho dân cư nông thôn, làm cho họ “ly nông mà không ly hương”. Những kinh nghiệm đáng lưu ý là: Nhật bản đã cơ giới hóa nông nghiệp cổ truyền của họ bằng cách đưa tiến bộ kỹ thuật và thiết bị hiện đại phù hợp với

đặc thù của cây lúa nước và quy mô nông hộ nhỏ. Hình thành được một mạng lưới công nghiệp gia đình phân tán ở nông thôn có quan hệ gắn bó chặt chẽ với công nghiệp đô thị. Mặt khác, Nhật Bản còn khôi phục và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống để tạo việc làm ở nông thôn và có sản phẩm xuất khẩu.

Đài loan thực hiện công nghiệp hóa nông thôn trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp, lấy kinh tế nông dân và kinh tế trang trại làm đối tượng để

chuyển nền nông nghiệp độc canh, tự cung tự cấp sang nền nông nghiệp đa canh, sản xuất hàng hóa, lúc đầu hướng nội sau hướng ngoại phục vụ xuất khẩu. Nhật Bản ngược lại, công nghiệp hóa nông nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, công nghiệp hóa công nghiệp hướng về xuất khẩu.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn các nước cho thấy, vốn đầu tư là then chốt của quá trình phát triển đồng thời đầu tư

xây dựng kết cấu hạ tầng làm cho chi phí vận chuyển và giá tiêu thụ hàng hóa giảm, mở rộng thị trường nông sản cho nông dân, hoạt động dịch vụ trong thị

trường nông thôn sôi động hơn, giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn. Và là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, gia công, chế biến …

Năm là, đối với Việt Nam khi vận dụng kinh nghiệm của nước ngoài về

phát triển nông nghiệp nông thôn cần đặc biệt chú ý đến những ngành, những sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp có lợi thế xuất khẩu để tạo bước đột phá, thúc

đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển nhanh đồng thời quan tâm thích đáng đến những ngành nghề truyền thống nhằm giải quyết mâu thuẫn gay gắt về dư thừa lao động ở nông thôn. Do đó, công nghiệp chế biến nông sản là nội dung quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta.

Sáu là, trừ Trung Quốc, mặc dù Đài Loan và Nhật Bản đều theo nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa nhưng vai trò của Nhà nước là cực kỳ quan trọng qua các chính sách vĩ mô và các chương trình quốc gia đểđiều tiết cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo những mục tiêu đã xác định.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.pdf (Trang 31 - 33)