và lúa sang lúa màu:
3.2.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng của mô hình lúa đặc sản:
a. Nguồn lực sản xuất chung của nông hộ:
Tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần những nguồn lực đầu vào nhất định. Khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả nuôi của mô hình lúa đặc sản thì nhất thiết cần phải tìm hiểu về những nguồn lực của từng hộ gia
đình. Điều tra 30 nông hộ thuộc 3 huyện (Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm) của tỉnh Sóc Trăng, qua đó đã xác định được một số yếu tố nguồn lực đầu vào của nông hộ trong quá trình sản xuất. Kết quả xử lý số liệu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.6. MỘT SỐ NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở SÓC TRĂNG.
Nguồn lực đầu vào Đơn vị tính Thấp nhất Lớn nhất Trung bình Tuổi chủ hộ Tuổi 29 49 37 Trình độ văn hóa Lớp 2 12 8 Lao động sản xuất Người 2 8 3 Diện tích Ha 1 4 2,2
Nguồn: kết quả điều tra 30 nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng
Về lực lượng lao động (chủ yếu là lao động trong gia đình):
Nghề sản xuất nông nghiệp (trồng lúa) là một nghề đòi hỏi cần nhiều nguồn lao động đáng tin cậy vì mức độ rủi ro là rất cao do đó ngoài việc thuê mướn thêm lao động thì lực lượng lao động trong gia đình cũng chiếm một vị trí quan trọng quyết định đến nguồn lực sản xuất của nông hộ. Trong 30 hộ được chọn để phỏng vấn thì tổng số người lao động sản xuất nông nghiệp là 97 người,
gia đình có nhiều số người lao động cao nhất là 8 người và thấp nhất là 2 người, bình quân là 3 người/hộ.
Độ tuổi chủ hộ:
Những mẫu phỏng vấn được thực hiện với sự cung cấp thông tin từ chủ
hộ của 30 hộ gia đình trong đó người trẻ tuổi nhất là 29 tuổi và lớn nhất là 49 tuổi. Phần lớn các chủ hộ thường là những người có độ tuổi tương đối nên độ
tuổi trung bình của 30 người được chọn là 37 tuổi. Tuổi chủ hộ có vai trò rất lớn trong việc sản xuất kinh doanh, đối với những chủ hộ có độ tuổi còn trẻ thì chưa có kinh nghiệm nhiều nhưng ham học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật hơn nên tham gia những buổi tập huấn của các cán bộ chuyên ngành thường xuyên hơn; ngược lại đối với những chủ hộ có độ tuổi khá cao thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật và những biện pháp canh tác mới đối với họ là rất khó.
Trình độ văn hóa:
Nhìn chung trình độ văn hóa của các nông hộ tại địa bàn khảo sát ở
mức trung bình khoảng 8. Trong số này có những người có trình độ văn hóa khá cao tới lớp 12, nhưng cũng có chủ hộ trình độ văn hóa thấp chỉ tới lớp 2. Đây cũng là thực trạng phản ánh vì sao đa phần các nông hộđiều khó áp dụng các mô hình và khoa học kỹ thuật mới, bởi vì khi trình độ văn hóa của người nuôi càng cao thì khả năng tiếp nhận thông tin kỹ thuật từ tập huấn, sách báo, tivi, radio sẽ
càng hiệu quả. Từđó khả năng ứng dụng những kỹ thuật tiếp nhận được vào từng
điều kiện cụ thể của người có trình độ cao cũng hiệu quả hơn so với người có trình độ thấp.
Diện tích đất sản xuất:
Trong 30 hộđiều tra, hộ có đất sản xuất nông nghiệp ít nhất là 1 ha và hộ
có nhiều đất sản xuất nhất là 4 ha, trung bình mỗi hộ có 2,2 ha đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất nhiều hay ít một mặt phản ánh nguồn lực sản xuất của từng nông hộ, mặt khác nó còn phản ảnh tình hình sản xuất hay canh tác nông nghiệp và hiệu quả của nghề trồng lúa.
Tất cả những nguồn lực ban đầu này có ảnh hưởng mạnh mẽ và trở
thành yếu tố quyết định đối với thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ cũng như
Hiệu quả kinh tế (thu nhập hay lợi nhuận) của nông hộ:
Bảng 3.7. HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ TRỒNG LÚA ĐẶC SẢN CỦA CÁC NÔNG HỘ.
Chi tiêu Đơn vị tính Số mẫu Thấp nhất Lớn nhất Trung bình Thu nhập triệu 30 23,66 95,11 51,97 Chi phí triệu 30 7,38 27,11 13,96 Lợi nhuận triệu 30 16,22 68,97 37,94 Lợi nhuận/chi phí lần 30 0,62 0,83 0,72 Thu nhập/chi phí lần 30 2,64 5,82 3,83 Thu nhập/lợi nhuận lần 30 1,21 1,62 1,39
Lợi nhuận/diện tích triệu/ha 30 14,64 19,55 17,41
Thu nhập/lao động triệu/người 30 4,26 29,27 13,82
Chi phí/diện tích triệu/ha 30 4,07 8,96 6,49
Nguồn: kết quả điều tra 30 nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng
Về thu nhập: thu nhập trung bình là 51,97 triệu đồng /hộ, trong đó hộ có thu nhập thấp nhất là 23,66 triệu đồng và hộ có thu nhập cao nhất là 95,11 triệu
đồng; hộ có chi phí thấp nhất là 7,38 triệu đồng, hộ có chi phí cao nhất là 27,11 triệu đồng, bình quân 13,96 triệu đồng; về lợi nhuận: lợi nhuận trung bình là 37,94 triệu đồng trong đó hộ có lợi nhuận thấp nhất là 16,22 triệu đồng, và cao nhất là 69,97 triệu đồng, chênh lệch là 53,75 triệu đồng.
Hiệu quảđầu tưđược thể hiện thông qua các chỉ số sau:
+ Lợi nhuận trên chi phí: (đo lường hiệu quả sử dụng của 1 đồng chi phí bỏ ra) chỉ số này là 0,72 điều này có nghĩa là cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra trong hoạt động canh tác nông nghiệp là trồng lúa thì sẽ thu được 0,72 triệu đồng lợi nhuận. Trong đó hộ có chỉ số thấp nhất là 0,62 và cao nhất là 0,96.
+ Thu nhập trên chi phí: (đo lường hiệu quả sản xuất) chỉ số này là 3,83
điều này có nghĩa là cứ 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập thu được trung bình khoảng 3,83 triệu đồng, trong đó thu nhập thấp nhất là 2,64 và thu cao nhất là 5,82 triệu đồng.
+Thu nhập trên lợi nhuận: chỉ số này là 1,39 điều này có nghĩa là cứ
1,39triệu đồng tổng thu đem lại thì lợi nhuận thu được trung bình khoảng 1 triệu
đồng.
+ Lợi nhuận trên diện tích: chỉ số này là 17,41 triệu đồng, điều này có nghĩa là cứ 1 ha đất canh tác thì lợi nhuận trung bình đem lại là 17,41 triệu đồng, trong đó lợi nhuận cao nhất là 19,55 triệu đồng và lợi nhuận thấp nhất là 14,64 triệu đồng/năm.
+ Thu nhập trên lao động sản xuất: hệ số này là 13,82 triệu đồng điều này có nghĩa là cứ 1 người lao động thì thu nhập trung bình đem lại là 13,82 triệu
đồng, trong đó cao nhất là 29,27 triệu đồng và thấp nhất là 4,26 triệu đồng.
+ Chi phí trên diện tích: hệ số này là 6,49 triệu/ha điều này có nghĩa là chi phí bỏ ra cho 1 ha diện tích đất trồng lúa là 6,49 triệu đồng, chi phí bỏ ra cao nhất là 8,960 triệu thấp nhất là 4,067 triệu.
Như vậy, tình hình trồng lúa đặc sản trong năm 2007- 2008 đã đạt kết quả tương đối khả quan, thông qua các chỉ số cho thấy việc đầu tư sản xuất đã mang lại hiệu quả tương đối. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, lợi nhuận cũng như hiệu quảđầu tư giữa các hộ cũng có sự chênh lệch, nguyên nhân của những chênh lệch này chủ yếu bắt nguồn từ những yếu tốđầu vào trong từng nông hộ, ngoài ra nó còn chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài (những nhân tố ngoại sinh), và việc áp dụng những nguồn lực vào điều kiện của từng nông hộ.
Qua thực tế cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn cản trở trong việc phát triển và nhân rộng mô hình lúa đặc sản như sau:
Bảng 3.8. MỘT SỐ KHÓ KHĂN GÂY TRỞ NGẠI ĐẾN VIỆC TRỒNG LÚA ĐẶC SẢN CỦA CÁC NÔNG HỘ
Nguồn: kết quả điều tra 30 nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng
Trong tổng số 30 nông hộđược hỏi, có 118 ý kiến. Trong 118 ý kiến trả
lời có 30 ý kiến cho rằng khó khăn lớn nhất là do giá đầu vào các loại vật tư nông nghiệp tăng cao chiếm 25,42 %; 23 ý kiến cho rằng do thiếu lực lượng lao động lúc vào vụ và 23 ý kiến cho là thiếu phương tiện chuyên chở chiếm 19,37 %; 18 ý kiến cho là hệ thống thủy lợi giao thông còn nhiều bất cập chiếm 15,25 %; 15 ý kiến cho là khó khăn do điều kiện tự nhiên không thuận lợi và dịch bệnh thường xuyên xuất hiện chiếm 12,71 %; cuối cùng là 9 ý kiến cho là do chính sách tại địa phương vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho dân an tâm sản xuất lúa đặc sản. Trong số các nguyên nhân gây khó khăn trong việc trồng lúa thì khó khăn về giá cảđầu vào và lao động, phương tiện chuyên chở là cao nhất.
Vềđiều kiện vật chất đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn. Do đó việc đi lại cũng như vận chuyển trên bộ rất bất cập, cần có biện pháp khắc phục.
Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến nông hộ còn chưa đúng mức, các chính sách hỗ trợ từ chính quyền ở vùng xa chỉ mang tính hình thức chứ không mang lại nhiều hiệu quả.
Nguyên nhân khó khăn Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Giá đầu vào 30 25,42 1 Hệ thống thủy lợi, giao thông. 18 15,25 3 Điều kiện tự nhiên và dịch bệnh 15 12,71 4 Chính sách tại địa phương 9 7,63 5 Lao động 23 19,37 2 Phương tiện chuyên chở 23 19,37 2 Tổng 118 100
Mối quan hệ giữa các nhân tố nội sinh và ngoại sinh ảnh hưởng tới thu nhập nông hộ:
Qua thực tế khảo sát cho thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa đặc sản cũng như thu nhập của nông hộ, chịu tác động bởi những yếu tố nội sinh và cả những nhân tố ngoại sinh.
Bảng 3.9. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN MÔ HÌNH LÚA ĐẶC SẢN
Các yếu tố biến độc lập hệ số t p-value Constant - 4.173 -6.839 .000 Chi phí LĐ gia đình (X1) -.044 - 3.361 .003 Chi phí thuê (X2) -.059 - 6.683 .000 Chi phí thuốc (X3) 5.743 6.394 .000 Chi phí phân (X4) -.059 - 5.037 .000 Chi phí giống (X5) - 4.808 - 4.691 .000 Khoa học kỹ thuật (X6) .018 2.068 .050 Lao động sản xuất (X7) -.036 - 2.254 .034 Biến phụ thuộc Lợi nhuận R2 0,766 F 1286.781 Sing.F 0,000
Nguồn: Kết quả điều tra 30 nông hộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Mối tương quan giữa lợi nhuận nông hộ và các yếu tố nội sinh, ngoại sinh được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:
I = - 4,173 - 0,044X1 - 0,059X2 + 5,743X3 - 0,059X4– 4,808X5 + 0,018X6 - 0,036X7
P (0,000) (0,030) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,050) (0,034) value
Trong đó:
+ X1 là chi phí lao động gia đình (triệu đồng) + X2 là chi phí thuê (triệu đồng)
+ X3 là chi phí thuốc (triệu đồng) + X4 là chi phí phân (triệu đồng) + X5 là chi phí giống (triệu đồng)
+ X6 là khoa học kỹ thuật (1 có, 0 không) + X7 là lao động sản xuất (người)
Giải thích :
- Từ kết quả phân tích với độ tin cậy 95 %, tổng lợi nhuận của nông hộ
từ hoạt động trồng lúa đặc sản phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật, số lượng lao
động tham gia sản xuất và các khoản mục chi phí như: chi phí lao động gia đình, chi phí thuê, chi phí thuốc, chi phí phân, chi giống.
Với R2 = 0,766 điều này có nghĩa là lợi nhuận của nông hộ tuỳ thuộc vào các biến độc lập và có ý nghĩa ở mức 76,6 %; 23,4 % còn lại là các yếu tố
khác không phân tích trong mô hình hồi quy ảnh hưởng đến lợi nhuận; Sing.F = 0,000 < 5%, mô hình có ý nghĩa và biến lợi nhuận phụ thuộc vào các biến đưa vào mô hình.
- Với P = 3 %, nếu chi phí lao động gia đình tăng 1 % thì lợi nhuận của nông hộ giảm 0,044 % khi các yếu tố khác không thay đổi. Nhưng nếu xét ở mức ý nghĩa α = 5% thì chỉ tiêu này có ý nghĩa.
- Với P = 0,00 %, nếu nếu chi phí thuê ngoài tăng lên 1 % thì lợi nhuận của nông hộ giảm 0,059 % khi các yếu tố khác vẫn giữ nguyên. Nếu xét chỉ tiêu này ở mức ý nghĩa α = 5 % chỉ tiêu chi phí thuê ngoài nông hộ có ý nghĩa trong mô hình.
- Với P = 0,00 %, nếu chi phí thuốc tăng lên 1 % thì lợi nhuận của nông hộ sẽ tăng 5,743 % . Nếu xét ở mức ý nghĩa α = 5 %, thì biến chi phí thuốc có ý nghĩa.
- Với P = 0,00 %, nếu chi phí phân tăng lên 1 % thì lợi nhuận của nông hộ giảm tương ứng là 0,059 % trong điều kiện các yếu tố khác cốđịnh. Nếu xét chỉ tiêu này ở mức ý nghĩa α = 5 % chỉ tiêu chi phí phân của nông hộ có ý nghĩa trong mô hình.
- Với P = 0,00 %, nếu chi phí giống tăng lên 1 % thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 4,808 % . Nếu xét ở mức ý nghĩa α = 5 %, thì biến chi phí thuốc có ý nghĩa.
- Với P = 5 %, nếu nông hộ có áp dụng khoa học kỹ thuật (X6 = 1) thì lợi nhuận sẽ tăng tương ứng 0,018 % . Nếu xét ở mức ý nghĩa α = 5 %, thì biến khoa học kỹ thuật không có ý nghĩa. Nhưng vì số liệu của mẫu quá ít nên mức ý nghĩa
αđược xét rộng ra là α > 5 %, thì chỉ tiêu này có thể xem là có nghĩa được xét trong mô hình.
- Với P = 3,4 %, nếu số lao động sản xuất lúa tăng lên 1 (người) thì lợi nhuận của nông hộ sẽ giảm 0,036 % . Nếu xét ở mức ý nghĩa α = 5 %, thì biến số
lao động sản xuất có ý nghĩa.
- Với P = 0,00 % các yếu tố khác ảnh hưởng đến biến lợi nhuận không
đưa vào mô hình có ý nghĩa ở mức α = 5 %. Khi các yếu tố biến độc lập không thay đổi thì lợi nhuận trung bình của người nông dân cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài với mức ý nghĩa là α = 5 % và nông hộ có mức lợi nhuận trung bình là 4,173 % .
Qua thực tế nghiên cứu, thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ ngoài nhân tố nội sinh này còn chịu sự tác động bởi một số yếu tố ngoại sinh khác như:
Giá cả: bên cạnh năng suất thì giá cả có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thu nhập hay lợi nhuận của nông hộ. Thực tế hiện nay sau thu hoạch lúa, chủ yếu là các đại lý của Nhà nước bao tiêu sản phẩm đầu ra (đối với lúa đặc sản) để xây dựng thương hiệu gạo chất lượng cho Sóc Trăng, do đó không có tình trạng ép giá nhưng với giá vật tưđầu vào tăng khá nhanh trong thời gian qua thì các nông hộ vẫn không có lãi cao do bán với giá cố định hoặc có tăng đôi chút nhưng vẫn không bù đắp hết được sự tăng giá của vật tư.
Điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh: đó là những điều kiện của thiên nhiên con người không thể làm thay đổi, chỉ có thể hạn chế những ảnh hưởng của nó bằng xuống giống đúng thời vụ, sử dụng các loại giống nguyên chủng để có khả năng kháng bệnh tốt hơn. Nếu sản xuất trong điều kiện thiên nhiên thuận lợi sẽ giảm được chi phí đầu vào và đạt năng suất cao và ngược lại.
Từ những nhân tố ngoại sinh nêu trên, đểổn định thu nhập hay lợi nhuận cho nông hộ trong thời gian tới nhất thiết phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương, đặc biệt là các tổ chức khuyến nông, công tác khuyến nông tại địa phương, hay các tổ chức tín dụng tài chính …Theo tâm tư nguyện vọng của các nông hộ trong xã thì khâu quan trọng nhất mà chính quyền địa phương cần đầu tư
là đường xá giao thông, hệ thống thủy lợi và chính sách hỗ trợ về vốn.
Một số ý kiến đề xuất để sản xuất lúa đặc sản đạt hiệu quả và bền vững trong thời gian tới cần giải quyết một số vấn đề sau: