2 VĐT XDCB Tỷ.đ 534,504 5,55 4,4 90,69 44,55 3Lượng tăng
2.2. Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ
* Thực trạng năng lực công nghệ máy móc thiết bị của Tổng công ty. Với đặc trưng là ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất thép có công suất lớn, có hàm lượng kỹ thuật cao phục vụ các ngành công nghiệp khác cũng như xây dựng dân dụng do vậy mà máy móc thiết bị của Tổng công ty có giá trị rất lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài sản của công ty. Máy móc thiết bị của Tổng công ty chủ yếu là máy móc nhập khẩu từ nước ngoài như là Hàn Quốc, Đài Loan…và chủ yếu vẫn là của Liên Xô cũ.
Trong thời gian qua, Tổng công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư cải tạo nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa hệ thống các nhà máy nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên máy móc của nhiều nhà máy vẫn chủ yếu là máy móc đã sử dụng từ khá lâu, vì vậy mà năng lực sản xuất của hệ thống máy móc không được cao, độ chính xác kém, thiết bị kém đồng bộ, chính hệ thống máy móc này đã làm hạn chế năng lực sản xuất của Tổng công ty. Thực tế này đòi hỏi Tổng công ty phải đầu tư nâng cấp hơn nữa máy móc thiết bị hiện có. Bởi vì máy móc thiết bị là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên sức mạnh của công ty, góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của Tổng công ty trên thị trường. Có thể thấy được hiện trạng công nghệ và thiết bị của Tổng công ty qua bảng số liệu 13 trong phần phụ lục.
Hiện nay Tổng công ty Thép Việt Nam vẫn đang sản xuất dựa trên công nghệ nhà máy liên hợp truyền thống được thể hiện qua bảng phụ lục 2.
*Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ máy móc thiết bị của Tổng công ty giai đoạn 2004- 2008
Đánh giá được sự cấp thiết phải tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị, từ năm 2004 trở lại đây, ban lãnh đạo Tổng công ty Thép Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Quy mô nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị của Tổng công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 12: Quy mô nguồn vốn đầu tư vào máy móc thiết bị của Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)
Stt Năm Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 1 Tổng VĐT Tỷ.đ 2.137.572 788.770 328.072 355.330 1.128.860 2 Vốn đầu tư MMTB Tỷ.đ 1.394,096 448,625 45,47 15,56 550,662 3 Lượng tăng tuyệt
đối Tỷ.đ - -945,471 -403,155 -29,91 535,102 4 Tốc độ tăng định gốc % - -67,82 -134,86 -98,88 -60,5 5 Tốc độ tăng liên hoàn % - -67,82 -89,86 -65,78 3438,9 6 Tỷ trọng trong tổng VĐT % 65,22 56,88 13,86 4,38 48,78
(Nguồn: phòng đầu tư phát triển – Tổng công ty Thép Việt Nam )
Nhìn chung, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị của Tổng công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư, tuy nhiên giá trị đầu tư chênh lệch khá nhiều qua các năm. Cụ thể, năm 2004 vốn đầu tư cho lĩnh vực này lên đến 1.394,096 tỷ đồng, chiếm 65,22% tổng vốn đầu tư của năm; trong khi năm 2007, giá trị đầu tư cho máy móc thiết bị chỉ đạt 15,56 tỷ đồng, chiếm 4,38% tổng vốn đầu tư, nguyên nhân là do trong năm này tổng công ty tập trung lượng vốn lớn cho các lĩnh vực khác, hơn nữa do trong các năm trước đó đã đầu tư một lượng vốn lớn cho máy móc thiết bị nên trong năm 2007, Tổng công ty chủ trương ưu tiên đầu tư hơn cho các lĩnh vực khác. Tuy nhiên đến năm 2008, lượng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị lại được duy trì trở lại ở mức cao, đạt 535,102 tỷ đồng, chiếm 48,78% tổng vốn đầu tư thực hiện trong năm. Việc tăng cường đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị là hoàn toàn hợp lý vì nhiều máy móc thiết bị đã cũ, nhiều loại thiết bị đã hết thời gian phát huy khả năng sản xuất mà vẫn đưa vào sử dụng nên không đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng lớn và chính sách chất lượng của Tổng công ty cũng không được đảm bảo. Hơn thế nữa, trình độ máy móc trên thị trường ngày càng hiện đại, nếu công ty không kịp thời cập nhật và tiếp thu những công nghệ mới đó thì sẽ nhanh chóng bị lạc hậu hơn các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên thị trường. Ta có thể thấy rõ hơn xu hướng đầu tư vốn vào máy móc thiết bị của Tổng công ty như sau:
Biểu đồ 3: VĐT đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Từ biểu đồ trên có thể thấy tình hình đầu tư của Tổng công ty chưa được đồng đều, lý do đã giải thích từ trên. Trong thời gian tới, Tổng công ty cần chú trọng tăng cường đầu tư hơn nữa vào máy móc thiết bị tránh tình trạng đầu tư không đồng đều và thiếu tập trung như trước.