I.Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 56 - 66)

1.1.Phân tích thị trường thép ở Việt Nam 1.1.1.Tình hình thị trường thép ở Việt Nam

Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, nhu cầu xây dựng trong đó có thép xây dựng luôn tăng với tốc độ rất cao. Nhiều năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức hai con số mỗi năm. Sản lượng phôi thép do các doanh nghiệp trong nước sản xuất cũng tăng mạnh qua từng năm, năm 2007 đã đáp ứng 40% nhu cầu phôi thép toàn ngành.

Năm 2008, nhu cầu thép Việt Nam tăng tới 17-20% so với năm 2007. Những tháng đầu năm 2008, cung thép không đáp ứng nổi cầu. Chính điều này đã khiến cho thị trường thép luôn nóng. Giá thép từ khoảng 9 triệu đồng/tấn vào cuối năm 2007 thì đến tháng 5- 6/2008 đã đạt trên dưới 20 triệu đồng/tấn, đẩy giá thành xây dựng công trình lên cao kỷ lục, gây khó khăn cho các chủ đầu tư và người xây dựng.

Nguyên nhân cơ bản vẫn là vấn đề ngành thép Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chưa có chính sách dự trữ hàng hiệu quả để bình ổn giá. Thêm vào đó là sự mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thép. Trong khi công suất cán nóng dư thừa 30 - 40% thì công suất luyện chỉ đạt 40% nhu cầu. Nguyên liệu lại phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.

Một trong những ngành hỗ trợ trực tiếp cho công nghiệp thép là ngành Năng lượng. Ngành này có ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất của công nghiệp thép. Trong khi đó, giá điện ở Việt Nam lại rất cao so với các nước khác trong khu vực (giá điện ở Việt Nam cao gấp 2 lần so với Inđônêxia, 1,5 lần so với Thái Lan). Ngành công nghiệp khí trong khai thác dầu mỏ chưa phát triển, hy vọng giá khí rẻ cho công nghiệp thép chưa có câu trả lời. Ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cũng đang ở tình trạng công nghệ lạc hậu và hiệu suất thấp. Hiện nay, đầu tư vào khâu thượng nguồn của ngành Thép chưa có gì đáng kể. Ngành Thép chủ yếu vẫn là gia công cán thép, nguyên liệu chủ yếu nhập ngoại, do đó chất lượng và giá phụ thuộc vào thị trường thế giới, không chủ động được.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển. Hệ thống giao thông vận tải ở nước ta bắt đầu được chú ý xây dựng, nhưng nhìn chung còn chậm phát triển. Nhiều khu mỏ quặng sắt nằm trong những khu vực đường giao thông khó khăn, xa khu công nghiệp chế biến. Hệ thống cảng biển nước sâu còn thiếu... Tất cả điều đó đã làm tăng chi phí vận chuyển, chậm khả năng phát triển và giảm khả năng cạnh tranh của ngành Thép.

Các ngành sử dụng thép làm nguyên liệu đầu vào như công nghiệp ô tô, xe máy; công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp đóng tàu... chưa phát triển ở Việt Nam và cũng đang trong thời kỳ khó khăn. Do đó, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư sản xuất thép cao cấp.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007- 2015, có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam chỉ đặt mục tiêu sản xuất 15-18 triệu tấn thép. Nghĩa là 10 năm nữa, Việt Nam chỉ cần xây dựng 1-2 liên hợp luyện thép là đủ. Song, chỉ trong vòng 1 năm qua, đã có 5 dự án liên hợp luyện kim thép được cấp phép đầu tư vào Việt Nam, trong đó có 2 dự án đã khởi công xây dựng là Nhà máy liên hợp Thép Formosa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), công suất 15 triệu tấn/năm và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi), vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm. Những dự án khác đang chuẩn bị triển khai là Liên hợp Thép liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và Tập đoàn Tata của Ấn Độ tại khu kinh tế Vũng Áng, công suất khoảng 6 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư 5 tỷ USD vừa được ký kết hợp đồng liên doanh; Liên hợp thép của Tập đoàn Thép Posco (Hàn Quốc) dự kiến đặt ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa), công suất 4 triệu tấn/năm... Như vậy, chỉ sau 5 đến 7 năm nữa, khi các dự án trên đi vào sản xuất, ngành công nghiệp thép Việt Nam có tổng công suất lên tới vài chục triệu tấn/năm. Khả năng dư thừa là rất cao. Ngoài ra, theo các chuyên gia, chúng ta cần dự tính đến tình hình dư thừa thép ở Trung Quốc và Ấn Độ. Dự báo, sau khi Trung Quốc hoàn thành các công trình xây dựng cho Thế vận hội 2008 thì tốc độ xây dựng của quốc gia này chậm lại, khi đó nhu cầu thép nội địa sẽ giảm và chắc chắn lượng thép dư thừa sẽ tràn vào Việt Nam, và điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp thép, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ.

Vấn đề đặt ra là nếu thiếu quy hoạch và kiểm soát đầu tư thì nhiều dự án luyện có quy mô vừa và nhỏ sử dụng công nghệ hao tốn nguyên liệu sẽ ra đời ồ ạt. Điều này không những gây ra vấn đề về môi trường và thiếu hụt năng lượng, mà còn dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nguồn phế liệu và các công ty phải cạnh tranh gay gắt với nhau để mua nguồn nguyên liệu.

Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong số 5 dự án kể trên chỉ có 1 dự án có vai trò của Việt Nam là dự án của Tổng công ty Thép Việt Nam và Tập đoàn Tata (Ấn Độ) nhưng đang gặp khó khăn về sở hữu quặng mỏ Thạch Khê, còn lại là các dự án 100% vốn của nước ngoài. Nếu để toàn bộ liên hợp thép là 100% vốn nước ngoài, Việt Nam chỉ có thể giám sát được ở 2 lĩnh vực là công nghệ và đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, cả 2 lĩnh vực này nếu Việt Nam không trực tiếp tham gia dự án, chỉ bằng những thông tin nêu trong hồ sơ, cũng không có đủ cơ sở để giám sát dự án. Chính phủ phân cấp đầu tư cho các địa phương được quyết định với các dự án đầu tư của nước ngoài. Trong khi đó, các địa phương chưa có đủ năng lực để thẩm định hồ sơ dự án, công nghệ, thiết bị của nhà máy như thế nào. Vì vậy, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời của Chính phủ, Việt Nam có thể trở thành “bãi rác” của thế giới và nguy cơ ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để ngành thép phát triển bền vững cần quy hoạch lại số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất thép. Chỉ nên có 2 hoặc 3 công ty thật lớn

tham gia vào sản xuất thép. Những công ty này với tiềm lực tài chính mạnh sẽ thực hiện các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có chiến lược đầu tư bài bản từ khâu thu mua phế liệu đến phân phối, đủ sức cạnh tranh với các công ty, tập đoàn trong khu vực. Không nên khuyến khích thành lập các công ty có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

1.1.2.Các đối thủ cạnh tranh

Tổng công ty Thép Việt Nam gồm 15 công ty con, 7 đơn vị trực thuộc và 21 công ty liên kết, với quy mô lớn như vậy, thị phần thép của Tổng công ty là rất lớn. Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam đang phải đối mặt với sự xâm chiếm thị trường của thép nhập khẩu và từ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước. Thời gian qua, cùng với chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phôi thép, hàng loạt các doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa và nhỏ mọc lên, thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo của các địa phương đã xảy ra tình trạng bùng nổ các dự án ngành thép. Thị trường thép đang trong tình trạng cung vượt quá cầu. Các sản phẩm chính của Tổng công ty Thép Việt Nam gồm thép phôi, thép tấm lá, sản phẩm sau cán, thép xây dựng, thép hình, thép ống… Thép xây dựng của Tổng công ty chiếm 40% thị phần thép nhưng thời gian qua, cùng với sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ, lại thêm thép Trung Quốc nhập lậu khiến cho thị phần bị thu hẹp. Ngoài ra, các sản phẩm thép của công ty phải cạnh tranh với thép nhập khẩu từ các nước có chất lượng cao, hơn nữa công nghệ sản xuất hiện đại của các nước khiến cho giá thành sản xuất thấp hơn so với thép của công ty làm giảm sức cạnh tranh của công ty trên thị trường. Các doanh nghiệp như Thép Hòa Phát, Thép Việt Ý đang dần dần từng bước xây dựng thương hiệu, với chiến lược marketing hiệu quả, các doanh nghiệp này đang ngày một lớn mạnh, bắt đầu có uy tín trên thị trường.,các sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của Tổng công ty. Nguy cơ thu hẹp thị phần là rất lớn. Tổng công ty cần có những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

1.1.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thép

Nhân tố chính trị

Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phải chịu rủi ro từ sự bất ổn về an ninh, chính trị. Mặc dù đã tham gia WTO nhưng Việt Nam vẫn áp dụng chính sách bảo hộ cho ngành Thép. Thời gian tới khi chính sách bảo hộ vẫn còn được xem xét và áp dụng, doanh nghiệp ngành Thép Việt Nam sẽ có thêm lợi thế cạnh tranh trên sân nhà. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh mạnh hay yếu tùy thuộc vào cách thức xây dựng chính sách bảo hộ của chính phủ Việt Nam .

Luật doanh nghiệp có hiệu lực năm 2005 tạo sự công bằng trong môi trường kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Thép nói riêng.

Các vấn đề môi trường bức xúc luôn được ưu tiên giải quyết vì vậy hoạt động nhập thép phế liệu bị coi là có nguy cơ gây ô nhiễm cao với môi trường sống, các chính sách hạn chế nhập khẩu thép phế liệu được áp dụng. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động ngành Thép khi muốn nhập thép phế liệu về tái chế trong nước để tiết kiệm chi phí và tăng cường tính chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhân tố kinh tế:

Nguồn nhân lực dồi dào và lợi thế nhân công giá rẻ góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh về giá cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng lạm phát cao. Chính phủ thực hiện ưu tiên các gói biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm ngăn chặn đà tăng của chỉ số giá tiêu dùng. Các dự án công cũng được xem xét và thẩm định kỹ càng hơn, nhu cầu tiêu thụ thép do đó cũng bị đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam về mặt trung và dài hạn được coi là có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ tăng nhanh, tạo cơ hội cho mọi ngành mở rộng sản xuất. Nhu cầu về thép trở nên lớn hơn theo sự phình ra của các ngành công nghiệp. Tuy nhiên dòng vốn FDI đổ vào ngành Thép không ngừng gia tăng, lo ngại về nguy cơ khủng hoảng thừa và tác động về môi trường đặt ra nhiều khó khăn cho ngành Thép trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của mình.

Lãi suất cho vay không ngừng gia tăng theo đà tăng của lạm phát và chính sách thắt chặt tiền tệ khiến cho các doanh nghiệp ngành Thép gặp khó khăn về vốn. Vì hoạt động của ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính doanh nghiệp trong ngành tăng, do đó giảm lợi nhuận.

Khoảng 60% phôi cho hoạt động sản xuất ngành Thép phải nhập từ nước ngoài. Một phần do hạn chế và do doanh nghiệp chưa quen với công cụ ngăn ngừa rủi ro về mặt tỷ giá nên tính liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nếu tỷ giá hối đoái đi theo chiều hướng xấu.

Kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng nhà ở lớn. Mặt khác, tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư dẫn tới tăng cầu về xây dựng đô thị, nhà xưởng, do đó, nhu cầu về thép xây dựng cũng tăng, đây là một trong những nhân tố thuận lợi, tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của ngành Thép.

Nhân tố công nghệ:

Nhờ việc đa dạng kênh truyền thông đại chúng như đài tiếng nói, truyền hình giúp các doanh nghiệp ngành Thép có thêm nhiều kênh để quảng bá hình ảnh của mình. Mặt khác, việc tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất ngày càng được các doanh nghiệp ngành Thép quan tâm. Với tự động hóa trong sản xuất, sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, ít hao tổn nguyên vật liệu và tiết kiệm chi phí nhân công thừa.

Mô hình Porter’s 5 forces:

Đối thủ tiềm ẩn:

Dự án ngành Thép đòi hỏi lượng vốn lớn đầu tư cho công nghệ trong khi Chính phủ đang xem xét dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia luyện phôi. Khả năng khan hiếm phôi trong nước dần dần được tháo bỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp cận nguồn phôi thép từ phía đối tác nước ngoài. Nhu cầu ngành Thép là khó dự đoán, phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế. Khi kinh tế đi xuống, tình trạng dư thừa thép xảy ra.

Hiện tại ngành Thép Việt Nam có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài với công suất hiện đại, vốn lớn. Tình trạng dư thừa thép cao.

Nhà cung cấp:

Có rất nhiều nhà cung cấp phôi thép, các nhà cung cấp nước ngoài khó có thể kết hợp để nâng giá bán phôi thép cho doanh nghiệp Việt Nam

Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác như than đá, xăng dầu đang trong tình trạng khan hiếm và giá cả tăng nhanh.

Khách hàng

Mức độ tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối dễ làm giá trong trường hợp xảy ra tình trạng khan hiếm thép

Chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp

Sản phẩm ngành Thép đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển ngành khác, khách hàng buộc phải mua khi có nhu cầu tiêu dùng.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là ngành phân tán nên có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Dẫn đến uy tín và thị phần của các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Rào cản thoát ra khỏi ngành cao, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động trong khi hiệu quả sản xuất kém.

Tốc độ phát triển ngành khá cao mang lại nhiều lợi nhuận

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế cho sắt thép là sản phẩm làm từ nguyên liệu khác như nhựa, gỗ Khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa, gỗ không cao do thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và ngày càng được ưa chuộng.

1.2.Tình hình kinh tế vĩ mô

Trên thế giới tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp. Những tháng đầu năm 2008, giá dầu thô và nhiều loại vật tư lương thực đột biến tăng cao, sự suy yếu của thị trường tài chính, đồng đôla Mỹ mất giá, kinh tế Mỹ giảm sút đã ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khác. Trong những tháng gần đây, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chiều hướng suy thoái của kinh tế thế giới tác động nhiều mặt đặc biệt về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Điều đó gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế xã hội các nước,

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn (2004- 2008)- Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 56 - 66)