Quy mô vốn bình quân của 1 dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn trong giai đoạn 2005

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 57 - 72)

C Trung Đông 12 Amara Irag 100% X

c)Quy mô vốn bình quân của 1 dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn trong giai đoạn 2005

của Tập đoàn trong giai đoạn 2005 - 2008

Bảng 2.20: Quy mô vốn đầu tư bình quân/ dự án của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008

Đơn vị : Triệu USD

Nội dung 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn đầu tư 18.42 44 109.5 151.2

Số dự án 6 7 13 22

Quy mô vốn bình quân/dự án 3.07 6.29 8.42 6.87

Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, trong 3 năm đầu của giai đoạn 2005 - 2008, tình hình đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn đạt nhiều bước tiến đáng kể: quy mô vốn đầu tư, tốc độ tăng của nguồn vốn, số dự án, quy mô vốn bình quân/ dự án đều tăng dần qua các năm. Năm 2008 mặc dù tổng vốn đầu tư lẫn số lượng dự án kí kết mới đều tăng so với năm 2007, nhưng chỉ tiêu quy mô vốn bình quân/ dự án của năm 2008 giảm so với năm 2007 do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, nhiều dự án thăm dò khai thác của Tập đoàn mặc dù đã được kí kết nhưng vẫn chưa thể đẩy mạnh triển khai đầu tư.

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại

Như đã phân tích tại chương 2, các dự án thăm dò trong ngành công nghiệp dầu khí luôn đi kèm với rủi ro rất cao, đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân lực có trình độ cao và chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý điều hành vững vàng. Tập đoàn dầu khí Việt Nam dù là một doanh nghiệp mạnh trong nước, nhưng thực tế nền công nghiệp dầu khí nước ta còn non trẻ, kinh nghiệm quản lý điều hành lẫn trình độ khoa họa công nghệ còn hạn chế, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh với nhiều công ty có tiềm lực và giàu kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài nên việc đấu thầu các dự án có tiềm năng dầu khí lớn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các dự án mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam có trong tay phần lớn là các dự án đạt được thông qua phương thức đấu thầu quốc tế, nhưng thực sự không thuộc các dự án có triển vọng hấp dẫn xét cả về khía cạnh kĩ thuật và thương mại. Với nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, trình độ khoa học kĩ thuật chưa thể sách với nhiều quốc gia trên thế giới, việc Tập đoàn quá chú trọng đầu tư vào các dự án tìm kiếm thăm dò ( là những dự án cần một lượng vốn rất lớn, trình độ công nghệ cao) thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn rất lớn trong việc tham gia đấu thầu, huy động vốn hay việc tổ chức triển khai dự án.

2.3.2.2 Hạn chế trong việc khai thác thông tin dự án

Để có được các dự án, một vấn đề đang được đặt ra là phương pháp tiếp cận và khai thác thông tin về dự án. Thông tin có thể đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, độ tin cậy và chính xác của các thông tin đó cũng khác nhau. Hiện nay, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đang sử dụng một số nguồn thông tin như các thông tin đại chúng, thông tin từ một số cơ quan chính phủ, thông tin từ đối tác … để tiếp cận và đánh giá các cơ hội đầu tư, tuy nhiên việc khai thác này chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Mặc dù Tập đoàn đã thành lập riêng một bộ phận có nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác thông tin, nhưng do còn thiếu sự chuyên nghiệp nên hoạt động khai thác thông tin còn chưa thực sự hiệu quả. Đối với các cơ hội đầu tư được công bố trên thông tin đại chúng, do thông tin được công bố công khai ở diện rộng nên sẽ có rất nhiều tổ chức quốc tế nắm được, nên tính cạnh tranh sẽ rất cao, dẫn đến khả năng thắng thầu đối với các cơ hội này không lớn. Thông tin lấy được từ đối tác là những thông tin tương đối đáng tin cậy, những thông tin này chỉ được biết đến bởi một số công ty dầu khí đã có những mối quan hệ với nhau nên mức độ cạnh tranh đối với các cơ hội đầu tư từ kênh này không gay gắt như các cơ hội được công bố công khai. Nhưng trên thế giới, Tập đoàn dầu khí Việt Nam còn là một tổ chức nhỏ, số lượng đối tác chưa nhiều, mặc dù Tập đoàn đã có nhiều hoạt động đẩy nhằm mở rộng các mối quan hệ nhưng lượng thông tin từ kênh này còn ít ỏi. Bên cạnh đó, thông tin từ các quan tổ chức chính phủ, từ các tổ chức tư vẫn mặc dù đang được Tập đoàn dầu khí Việt Nam khai thác. Nhưng thực tế cho thấy, chi phí để có được thông tin từ các tổ chức tư vẫn là rất lớn, nên mặc dù đây là những thông tin có độ tin cậy cao, được hệ thống hóa một cách chuyên nghiệp nhưng do vấn đề hạn chế về tài chính mà việc

khai thác thông tin từ nguồn này không được đẩy mạnh. Nguồn thông tin có độ tin cậy cao nhất chính là thông tin từ các cơ quan chính phủ, việc xin dự án ưu đãi qua kênh này là hoàn toàn khả thi, nhưng không thể hoàn toàn dựa vào nguồn thông tin từ kênh này.

2.3.2.3 Hạn chế về công tác đánh giá dự án

Thực tế thời gian qua cho thấy, công tác đánh giá lựa chọn dự án của Tập đoàn chưa thành công thể hiện ở việc số lượng dự án được kí kết còn ít. nhiều cơ hội bị bỏ lỡ do những hạn chế trong công tác đánh giá dự án như: do hạn chế về mặt thông tin và kinh nghiệm đã nêu ở trên, dẫn đến việc dự tính tổng chi phí ban đầu của dự án không chính xác, làm việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án bị sai lệch, ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn dự án. Công tác đánh giá dự án cần phải hết sức cẩn trọng, một dự án cần đánh giá qua 3 bước chính: đánh giá sơ bộ, đánh giá tiền khả thi và đánh giá khả thi nhưng thực tế trong một số trường hợp đối với các dự án nhỏ, triển vọng đã rõ ràng thì việc thực hiện quá chi tiết các bước trên sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian, chi phí, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

2.3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng loại dự án cho từng khu vực chưa được xây dựng một cách rõ ràng chi tiết.

Hiện nay Tập đoàn chưa thực sự quan tâm đến việc đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu tính toán hiệu quả theo đặc điểm từng loại dự án của mình. Phần lớn các chỉ tiêu chỉ được tính chung cho tất cả các dự án, tất cả các khu vực. Việc đánh giá, xem xét dự án đôi khi chỉ là đánh giá ở trạng thái dự án đơn lẻ mà không đặt trong tổng thể, hay đôi khi là đánh giá dựa trên cảm tính, dựa vào các dự án đã thực hiện trước đó. Mỗi một dự án khác nhau, tại mỗi một khu vực có điều kiện địa lý khác nhau thì sẽ có mức độ rủi ro, yêu cầu về vốn đầu tư, mức độ ưu tiên khác nhau, việc không có một hệ thống các chỉ tiêu chi tiết sẽ gây nên sự thiếu linh hoạt trong việc lựa chọn các dự án đầu tư.

2.3.2.5 Thời gian và quy trình phê duyệt dự án kéo dài

Như đã phân tích ở chương 2, tại Tập đoàn thời gian từ khi bắt đầu nghiên cứu tài liệu đến khi hợp đồng có hiệu lực kéo dài trung bình khoảng 2-3 tháng. Nhưng trong đó, thời gian dành cho việc đánh giá tài liệu chỉ bằng một nửa thời gian chờ phê duyệt. Thời gian phê duyệt kéo dài và phức tạp tốn nhiều thời gian có thể là tuột mất cơ hội đầu tư.

2.3.2.6 Khung pháp lý cho hoạt động đầu tư dầu khí ở nước ngoài chưa được hoàn thiện Hệ thống pháp luật, chính sách chế độ quản lý của Việt Nam hiện nay chưa thống nhất và đồng bộ, chưa tương xứng với thực tế và nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, và vẫn còn thiếu hẳn một hệt thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh để quản lý lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài nên đã làm hạn chế đến quy mô và hiệu quả đầu tư thăm dò, khai thác dầu khi ra nước ngoài. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều văn bản pháp luật, nghị định, thông tư liên quan đến đầu tư nước ngoài có nội dung không thống nhất, mâu thuẫn gây ra những thủ tục phiền hà, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chương 3:

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015

3.1 Định hướng và chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2008 - 2015 3.1.1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển

Tại cuộc họp hội đồng quản trị, ban lãnh đạo Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã đưa ra quan điểm và nguyên tác phát triển đối với hoạt động thăm dò khai thác dầu khí của Tập đoàn thời gian tới:

- Phát triển ngành Công nghiệp dầu khí theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa cao nhằm tạo ra những bước nhảy vọt về sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Công nghiệp dầu khí tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả.

- Phát huy tối đa nội lực, tranh thủ sự ủng hộ từ các cấp có thẩm quyền, tăng cường liên doanh, liên kết để tăng tốc phát triển.

- Chủ động đẩy mạnh công tác nghiên cứu khảo sát địa chấn với mục tiêu điều tra cơ bản, coi đây là cơ sở đảm bảo cho công tác hoạch định phương hướng thăm dò khai thác, xác định và mở rộng đối tượng thăm dò mới cho giai đoạn sắp tới.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí tại các mỏ có tiềm năng trong nước. Đưa các mỏ dầu khí đã có phát hiện thương mại ở trong nước vào khai thác đúng tiến độ.

- Tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác dầu khí dưới nhiều hình thức linh hoạt, tiếp tục hoàn thiện chính sách, điều kiện khuyến khích đầu tư nước ngoài.

- Chủ động đẩy mạnh công tác tự đầu tư và điều hành công tác thăm dò khai thác ở trong nước tại các vùng có triển vọng và tại các khu vực đã có phát hiện dầu khí song chưa được khẳng định tính thương mại để tạo bước đột phá, nâng cao tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài đồng thời theo cả 2 hướng: triển khai có hiệu quả các dự án hiện có; tiếp tục tìm kiếm cơ hội kí thêm các hợp đồng mới tại các khu vực trọng điểm có tính hấp dẫn cao về dầu khí, và các khu vực có thuận lợi về quan hệ ngoại giao (Đông Nam Á, châu Phi, các nước Liên Xô cũ và Trung/Nam Mỹ ), trong đó ưu tiên mua 1-2 tài sản dầu khí để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả đầu tư. - Ưu tiên đánh giá lại tiềm năng dầu khí của từng bể trầm tích để có các quan điểm thăm dò khai thác mới.

- Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng công tác nghiên cứu khoa học đảm bảo khoa học đi trước một bước và định hướng cho công tác thăm dò khai thác. Triển khai ứng dụng các giải pháp, công nghệ mới nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu, phát triển và khai thác các mỏ tới hạn, các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao.

- Phát triển bền vững, hiệu quả, kết hợp hài hoà lợi ích kinh tế của Tổng công ty và mục tiêu phát triển của Tập đoàn và Quốc gia.

3.1.2 Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành Công nghiệp dầu khí ngày càng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu về năng lượng cho các hoạt động phát triển kinh tế của đất nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Mục tiêu cụ thể

Đối với hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài, Tập đoàn đã đưa ra những chiến lược hoạt động, mục tiêu cụ thể nhằm không ngừng đẩy mạnh hoạt động này trong tương lai.

- Tranh thủ tối đa mối quan hệ tốt đẹp của Đảng và Chính phủ với các nước trong khu vực và trên thế giới để tìm kiếm, phát triển các dự án tìm kiếm thăm dò ở nước ngoài.

- Ưu tiên tìm kiếm để mua các mỏ đang khai thác, các hợp đồng đã có phát hiện chuẩn bị phát triển.

- Tiếp tục tăng cường các hoạt động tìm kiếm thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng dầu khí tại các lô đã có hợp đồng dầu khí

- Tích cực tham gia vào các hợp đồng có tiềm năng cao đang trong giai đoạn thăm dò/thẩm lượng.

- Đấu thầu, đàm phán trực tiếp để ký kết các hợp đồng thăm dò khai thác. - Khối lượng thu nổ địa chấn dự kiến: 80.000 km 2D và 24.000 km2 3D. - Số lượng giếng khoan thăm dò/thẩm lượng :120 giếng.

- Tham gia đầu tư mới vào 38 dự án tại nước ngoài, trong đó Tập đoàn tự điều hành 10 dự án.

Gia tăng trữ lượng: phấn đấu tổng gia tăng trữ lượng cả nước đạt 290 tấn quy dầu, trong

đó tại các mỏ nước ngoài đạt 130 triệu tấn.

Khai thác dầu khí ở nước ngoài: chủ trương khai thác hợp lý nguồn tài nguyên dầu khí trong nước đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác ra nước ngoài, phấn đấu sản lượng khai thác đạt 26.9 triệu tấn quy dầu trong giai đoạn 2009 – 2015. Để gia tăng sản lượng dầu khai thác ở nước ngoài theo mục tiêu chiến lược đặt ra, ngoài việc tăng cường cho công tác tìm kiếm thăm dò ở ngoài nước, cần phải đẩy mạnh hoạt động mua tài sản dầu khí. Đây là một hoạt động cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Bảng dưới đây thể hiện nhu cầu vốn đầu dự kiến trong giai đoạn 2009-2015.

Bảng 3.1: Quy mô vốn dự kiến giai đoạn 2009-2015

Đơn vị : Triệu USD

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Quy mô vốn

Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

3.2 Phân tích Ma trận SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức của ngành dầu khí Việt Nam.

Trong quá trình hội nhập thị trường khu vực và thế giới, ngành dầu khí Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng trước những thách thức rất lớn. Phân tích SWOT( Strengths - Điểm mạnh, Weaknesses- Điểm yếu, Opportunities - Cơ hội, Threals- Thách thức) có thể nêu ra một số nét chủ yếu về ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian này.

3.2.1 Những điểm mạnh ( Strengths )

Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ty nhà nước nên có thể tận dụng các mối quan hệ của chính phủ, nhà nước.

Công tác thăm dò khai thác luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, đầu tư và được coi là một trong các hoạt động quan trọng nhất của PVN.

Trữ lượng dầu khí đã phát hiện tại Việt Nam đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngành trong thời gian dài ( tối thiểu tới năm 2015); đồng thời tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại đủ lớn giúp cho việc duy trì các hoạt động dầu khí trong tương lai.

Chi phí nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào.

Đội ngũ cán bộ đông đảo, được rèn luyện qua thực tế sản xuất và môi trường hợp tác quốc tế, đã bước đầu tự điều hành các đề án thăm dò khai thác và tạo được chỗ đứng trong và ngoài nước.

3.2.2 Những điểm yếu ( Weaknesses ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn lực của Tập đoàn cả về công nghệ cũng như vốn còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ mặc dù đã bước đầu tự điều hành các đề án thăm dò khai thác song so với

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 57 - 72)