Nhóm giải pháp về đất đai

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 129 - 132)

1. Khái niệm hộ

3.2.1. Nhóm giải pháp về đất đai

Trước hết là vấn đề: Nâng cao chất lượng công tác qui hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn" thế nào là chất lượng công tác qui hoạch? Qui hoạch hiện có của chúng ta đang ở trình độ qui hoạch cây, con chứ chưa ở trình độ qui hoạch sản phẩm hàng hóa. Ví như: vùng trồng lạc, vùng trồng lúa, vùng trồng chè... những sản phẩm hàng hóa cuối cùng để đưa ra thị trường là gì thì qui hoạch chưa trả lời. Do đó, rất nhiều yếu tố tiếp theo chưa có trong qui hoạch, ví dụ: qui hoạch dịch vụ, qui hoạch chế biến (cả qui mô - công nghệ), qui hoạch cơ sở hạ tầng... Tiếp theo qui hoạch là thực hiện qui

hoạch mà ta thường nói là từ qui hoạch tổng thể đến qui hoạch chi tiết sau đó là kế hoạch. Bởi quan niệm qui hoạch đang ở qui hoạch cây, con nên qui hoạch chi tiết cũng mới đơn giản là chia qui hoạch to thành qui hoạch nhỏ chứ không là chi tiết các khâu, các yếu tố cần và đủ để đi đến sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Chính vì vậy, ngay trong qui hoạch một cây, một con nào đó khi bước vào thực hiện ta vấp phải hết "trục trặc ' này, đến "trục trặc" khác. Rất, rất nhiều mâu thuẫn cứ thế lần lượt xuất hiện. Nói tóm lại phải trên nền tảng tư duy kinh tế hàng hóa - hội nhập mà làm lại qui hoạch kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Công tác quản lý đất đai trong năm 2007 tập trung vào kiểm kê, thu hồi, giao đất phục vụ xây dựng một số công trình, dự án. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho 75 hộ, chuyển đổi 61 hộ, giải quyết được 428 hồ sơ biến động đất đai. Tổ chức giao 438/901 ô đất cho các hộ tại các khu quy hoạch dân cư, khu tái định cư. Đô bản đồ địa chính lâm nghiệp các xã Phú Đô, Yên Lạc, Yên Trạch. Chỉ đạo giải quyết được một số tồn tại về đất đai tại thị trấn Đu, Sơn Cẩm. Trong thời gian tới các giải pháp về đất đai cần bám sát nội dung sau:

- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân. Trước hết cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới về ruộng đất, thực hiện giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân, mà trước hết là đất nông nghiệp để tránh tình trạng xâm canh như hiện nay. Có như vậy các nông hộ mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình.

- Trong chính sách giao đất phải đi liền với quy hoạch cụ thể, sao cho các nông hộ có thể chuyên canh, thâm canh, không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.

- Phát huy các quyền của chủ sở hữu trong luật đất đai như trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê... nhằm tăng khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất trong hạn điền theo quy định.

Bảng 3.1. Dự kiến diện tích trồng một số cây tính đến năm 2015

TT Đơn vị DT Cây Lúa Cây Ngô Cây Lạc

(ha) tạ/ha)NS (tấn)SL (ha) DT tạ/ha)NS (tấn)SL (ha) DT tạ/ha)NS (tấn)SL

1 Hợp Thành 126 53 668 50 38 190 8 13 10 2 Phủ Lý 110 53 583 12 39 47 8 15 12 3 Ôn Lương 147 54 794 10 39 39 8 14 11 4 Động Đạt 328 54 1.771 60 40 240 15 15 23 5 Thị trấn Đu 40 55 220 6 39 23 2 14 3 6 Phấn Mễ 395 55 2.173 62 40 248 15 14 21 7 Giang Tiên 22 53 117 4 33 13 2 15 3 8 Cổ Lũng 313 54 1.690 20 39 78 15 14 21 9 Sơn Cẩm 160 54 864 45 39 176 10 14 14 1 Tức Tranh 230 55 1.265 5 38 19 3 14 4 11 Vô Tranh 215 54 1.161 22 39 86 8 15 12 12 Phú Đô 117 54 632 18 39 70 10 12 12 13 Yên Lạc 145 54 783 40 38 152 15 14 21 14 Yên Đổ 159 54 859 43 38 163 4 14 6 15 Yên Ninh 159 53 843 65 38 247 10 12 12 16 Yên Trạch 245 53 1.299 42 38 160 6 15 9 Cộng 2.911 15.720 504 1.951 139 194

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch kinh tế- xã hội huyện Phú Lương)

- Đối với các hộ di cư lâu đời, có tiềm lực kinh tế đã tương đối ổn định trong đời sống và sản xuất như xã Nghinh Tường thì cần: tập trung đẩy mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện đa dạng hoá cây trồng nhằm tránh rủi ro, chuyển đổi mạnh mẽ cây trồng vật nuôi, nếu được quy hoạch vùng nguyên liệu thì bông có thể trở thành cây hàng hoá cao trên địa bàn huyện.

- Đảm bảo an ninh lương thực và tăng khối lượng nông sản hàng hoá trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi và đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất từng bước nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất, đặc biệt đối với các hộ nghèo đói.

- Hiện nay quyết định 132/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/10/2002 đã giải quyết được cơ bản vấn đề ruộng đất cho đồng bào các dân tộc ít người, tuy nhiên trong thực hiện còn nhiều bất cập mà cần phải thực hiện linh hoạt hơn mới tạo điều kiện cho nông dân có đất với qui mô đủ lớn để có thể đầu tư lâu dài và ổn định hơn.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)