Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 133 - 136)

1. Khái niệm hộ

3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Các giải pháp dạy nghề nông, du nhập nghề mới tạo nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng phù hợp với yêu cầu phát triển một nền nông nghiệp chuyên canh đi đôi với phát triển tổng hợp, thâm canh dựa trên nền tảng kỹ thuật và công nghệ hiện đại phải được thực hiện

Cùng với các giải pháp đó phải hết sức coi trọng việc cung cấp cho nông dân những tri thức cần thiết, tối thiểu về các "luật chơi" trên thị trường trong nước và quốc tế của thời hội nhập. Có thể nói rằng, khi Việt Nam đã là thành viên của W.T.O thì cái cần nhất nhưng cũng đang là cái thiếu nhất của các hộ nông dân chính là thiếu hiểu biết hoặc chưa hề có hiểu biết về các"luật chơi" này. Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng: Hiểu biết luật lệ, ý thức pháp luật của con người Việt Nam nói chung của người nông dân nói riêng còn rất hạn chế. Từ đó, các tổ Chức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, ngoài "khuyến" về phương diện kỹ thuật, công nghệ còn phải bổ sung thêm nội dung "khuyến" "luật chơi" nữa.

Bảng 3.2. Dự kiến đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hộ nông dân đến năm 2015

(ĐVT:%)

Chỉ tiêu Năm 2010

1. Đào tạo kỹ thuật nông lâm nghiệp

- Trình độ trung cấp 8,0

- Trình độ sơ cấp 16,0

2. Bồi dưỡng kiến thức khuyến nông lâm

- Chủ hộ nông dân 60,0

- Chủ hộ trang trại 85,0

- Lao động của hộ 20

3. Bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế

- Cán bộ huyện 100,0

- Chủ hộ trang trại 100,0

- Chủ hộ nông dân 60,0

(Nguồn: Phiếu điều tra và tính toán)

Trong năm 2007, huyện Phú Lương đã tổ chức được 41 lớp dạy nghề ngắn hạn cho trên 1.500 học viên; tư vấn dạy nghề, giải quyết việc làm trên 500 lượt người; triển khai nhiều chương trình, dự án thu hút, giải quyết việc làm cho 1.781 lao động, đạt 118% kế hoạch. Tiềm năng con người có ý nghĩa quyết định đến mọi hoạt động, có con

người, có tri thức là có tất cả. Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Những yếu kém của nền giáo dục dân tộc bản địa có những nguyên nhân khách quan là do sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội nhưng chủ yếu vẫn là do chủ quan, một mặt huyện chưa chú ý đầu tư đúng mức, mặt khác các cấp chưa quan tâm đến giáo dục, đồng bào còn có tính tự ti, bảo thủ. Nên từng bước thay thế trường học tranh tre, nứa tạm bợ bằng các nhà kiên cố, khung gỗ, mái ngói, ít nhất mỗi xã có một trường cấp 1, cấp 2. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xoá nạn mù chữ đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp việc bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách và phải coi như là cuộc Cách mạng văn hoá trong nông thôn vùng cao, vùng sâu.

Đây là những giải pháp tổng hợp lâu dài mà huyện cần phối hợp với Tỉnh nghiên cứu kết hợp với trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để biên soạn các tài liệu tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm tạo kiến thức cho nông hộ, chủ hộ. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hoá thấp đã làm hạn chế đến sản xuất và nuôi dạy con cái. Trong nền kinh tế thị trường, việc bồi dưỡng cách thức khối lượng giàu cho nông hộ là hết sức cần thiết, là nội dung chiến lược trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông, việc lập mạng lưới khả năng là cần thiết, đặc biệt là từ huyện tới thôn bản. Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt 3 chức năng: xây dựng mạng lưới cơ sở, phổ biến kỹ thuật và phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu

hiệu: làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thành khá, xoá dần hộ nghèo đói, hình thành vùng sản xuất hàng hoá, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích và giá trị sản xuất, giải quyết việc làm. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở thôn, bản, nhân sự phải do chính người dân bầu ra là những người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tận tuỵ, sát thực tiễn, dám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương cách chỉ đạo tập trung, được nông dân tín nhiệm. Nội dung hoạt động của khuyến nông nên thu hẹp trong thực hiện chương trình sản xuất một số cây con với các loại giống mới, có hiệu quả kinh tế cao.

- Kết hợp với các giải pháp khác để tạo việc làm và giảm nhẹ cường độ lao động cho người nông dân, đây cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm để xoá đói giảm nghèo và giảm áp lực cho các vùng thành thị.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.pdf (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)